Trưng cầu giám định là việc đương sự nhờ người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sử dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ, công cụ, phương pháp để đưa ra kết luận về vụ việc dân sự có liên quan. Trưng cầu giám định là quyết định tư pháp về việc khởi tố vụ án dân sự, phải được xác định và chuẩn bị cho việc lấy lời khai, kết luận của người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Khi có quyết định trưng cầu giám định thì sẽ lập thành mẫu giấy quyết định trưng cầu giám định nêu rõ các nội dung cần trưng cầu giám định. Cùng tham khảo mẫu giấy trưng cầu giám định thương tích mới ở bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn về mẫu giấy này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Luật giám định tư pháp 2012
Quy định pháp luật về trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự
Trưng cầu giám định được quy định cụ thể tại Điều 205, điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:
Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
Ai có quyền yêu cầu trưng cầu giám định trong tố tụng cạnh tranh?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định như sau:
1. Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu giám định hoặc tự mình đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định. Quyền đề nghị giám định được thực hiện trong thời hạn điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Theo đề nghị của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa rõ ràng thì theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định để trực tiếp trình bày về nội dung liên quan.
4. Theo yêu cầu của Bên khiếu nại, Bên bị khiếu nại, Bên bị điều tra, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc cạnh tranh đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc có vi phạm pháp luật.
Mẫu quyết định trưng cầu giám định là gì?
Trưng cầu giám định có thể hiểu đây là hoạt động điều tra của cơ quan có thẩm quyền, được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định, sử dụng các nhà chuyên môn tiến hành giám định để kết luận về các vấn đề chuyên môn nhằm thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá, xác lập các tình tiết quan trong trong giai quyết vụ án
Mẫu quyết định trưng cầu giám định là mẫu với các nội dung và thông tin về nội dung trưng cầu giám định theo thủ tục tố tụng hành chính trong các trường hợp cụ thể được pháp luật quy định về vấn đề giám định các chi tiết hay bằng chứng do Người đưa ra chứng cứ cung cấp.
Mẫu quyết định về việc trưng cầu giám định là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cụ thể với mục đích tìm ra các tình tiết để giải quyết đúng đắn theo thủ tục tố tụng hành chính. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin nội dung trưng cầu giám định.
Nội dung của mẫu quyết định trưng cầu giám định thương tích
Tại Điều 205. Trưng cầu giám định Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
Tải xuống mẫu giấy trưng cầu giám định thương tích mới
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu giấy chứng nhận nuôi con nuôi mới nhất năm nay
- Mẫu hợp đồng dân sự cụ thể thông dụng mới
- Mẫu hợp đồng thuê văn phòng của cá nhân mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mẫu giấy trưng cầu giám định thương tích mới”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ thám tử,... Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 90. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo Luật tố tụng hành chính 2015 quy định:
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Điều 205 quy định khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
Theo Luật Giám định tư pháp 2012 tại khoản 2 Điều 2 có quy định “Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng”. Do đó, những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về cơ quan tiến hành tố tụng gồm: cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ( tại khoản 1 Điều 33) và những người tiến hành tố tụng gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký Tòa án ( tại khoản 2 Điều 33).
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo được quy định như sau:
“Điều 90. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.”