Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đăng Hoàng, gia đình tôi trước nay kinh doanh bán đồ nội thất ở đường đê La Thành, Hà Nội. Suốt bấy lâu nay mọi thứ rất bình thường nhưng ngay đầu tháng vừa rồi có một nhóm đối tượng nửa đêm đến ném sơn, mắm tôm vào nhà. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm ăn cũng như tâm lý mọi người trong gia đình, nên tôi muốn làm đơn để kêu cứu tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi giải quyết đơn kêu cứu khẩn cấp như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Giải quyết đơn kêu cứu khẩn cấp như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Đơn kêu cứu khẩn cấp là gì?
Đơn kêu cứu khẩn cấp là văn bản do cá nhân hoặc tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đề nghị giải quyết kịp thời các bất cập mà cá nhân, tổ chức đó gặp phải.
Đơn kêu cứu khẩn cấp dùng để thể hiện mong muốn của cá nhân, tổ chức được giải quyết cá tình tiết bất lợi mà người làm đơn gặp phải.
Giải quyết đơn kêu cứu khẩn cấp như thế nào?
Khi công dân mang đơn kêu cứu khẩn cấp theo các giấy tờ nhân thân và hồ sơ liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại phòng nơi tiếp công dân.
Người tiếp công dân đón tiếp, xác định nhân thân của người có đơn kêu cứu khẩn cấp; xác định tính hợp pháp của người đại diện, người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu do công dân trình bày, cung cấp và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.
– Khi người nộp đơn có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý cho phù hợp.
– Nếu nội dung đơn đơn kêu cứu khẩn cấp không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
– Trường hợp không có đơn kêu cứu khẩn cấp thì người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn theo quy định của pháp luật…
Bước phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân: Người tiếp công dân thực hiện việc phân loại, xử lý, chuyển nội dung phản ánh, kiến nghị đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
Thông báo kết quả xử lý:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây:
– Đơn kêu cứu khẩn cấp đã được thụ lý để giải quyết;
– Từ chối đơn kêu cứu khẩn cấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý;
– Nội dung đơn kêu cứu khẩn cấp phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Đơn kêu cứu nhằm tố giác tội phạm được giải quyết như thế nào?
Trường hợp đơn kêu cứu của cá nhân, tổ chức nhằm tố giác tội phạm, thì đơn kêu cứu được giải quyết theo thủ tục tiếp nhận tin tố giác về tội phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thủ tục giải quyết đơn cầu cứu khẩn cấp sẽ được giải quyết theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
“1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
3. Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
4. Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
5. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Giải quyết đơn kêu cứu khẩn cấp như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: thành lập công ty hợp danh như thế nào,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động năm 2022
- Ai có thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Không giống trong nước, nếu gặp khó khăn sẽ được cha mẹ, anh em, bạn bè giúp đỡ, công dân Việt Nam khi ở nước ngoài gặp khó khăn, rắc rối thường chưa biết cách xử lý thế nào. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, nếu chẳng may gặp rủi ro, tai nạn và không thể khắc phục được khi ở nước ngoài thì luôn có cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ.
Lúc này, công dân Việt Nam cần viết đơn đề nghị giúp đỡ khẩn cấp. Khi sử dụng đơn này, công dân Việt Nam có thể được:
– Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước nếu mất hộ chiếu;
– Được thăm lãnh sự nếu có yêu cầu; Được liên hệ với gia đình, bạn bè trong nước; Được giúp thuê luật sư (gia đình, bản thân chịu chi phí) nếu bị bắt; Nếu công dân bị tra tấn, đánh đập… khi bị giam giữ thì được giúp can thiệp;
– Được cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện; Được thăm hỏi, thông báo cho gia đình; Được giúp hồi hương nếu ốm đau đột xuất;
– Được giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;
– Được giúp thông báo cho gia đình, người thân, bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;
– Được đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó nếu công dân chết ở nước ngoài.
…
Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, trách nhiệm xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động thuộc về người lao động và người sử dụng lao động.
– Trách nhiệm của người lao động được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 như sau:
“Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 8 Điều 16 như sau:
“Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của người sử dụng lao động.”
Khi có căn cứ bị Công ty đuổi việc trái luật, người lao động có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án cấp huyện, nơi có trụ sở của người sử dụng lao động để giải quyết. Ngoài ra, người lao động còn có thể gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan sau để trình bày sự việc:
– Sở lao động thương binh và xã hội,
– Phòng lao động thương binh và xã hội,
– Liên đoàn lao động,
– Công đoàn công ty.