Thưa Luật sư, Vợ chồng tôi sống tại tỉnh Bến Tre. Trước khi kết hôn chúng tôi quen nhau được 5 năm rất hiểu nhau và hạnh phúc. Tuy nhiên sau khi kết hôn chồng tôi lên Thành phố Hồ Chí Minh làm việc 1 tuần về nhà với mẹ con tôi 1 lần. Tuy nhiên ngày nào tôi cũng gọi điện thoại, mỗi lần tôi gọi điện thoại bằng video call thì thường xuyên thấy anh ta nhậu nhẹt và gần đây tôi có phát hiện anh ta ngoại tình với cô đồng nghiệp chung văn phòng với anh ta. Cho tôi hỏi rằng với việc ngoại tình của anh ta thì tôi có thể đơn phương ly hôn được không? Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Xin mời bạn cùng của Luật sư X tìm hiểu qua bài viết quy định về “Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất” để hiểu và nắm rõ được những thông tin liên quan đến vấn đề trên cũng như cập nhật thêm kiến thức bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Hiện nay có mấy hình thức giải quyết ly hôn?
Thủ tục ly hôn cần giải quyết bao gồm thủ tục ly hôn đơn phương (theo yêu cầu của một bên) và thủ tục thuận tình ly hôn, cụ thể:
– Thủ tục ly hôn đơn phương:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Thủ tục Ly hôn thuận tình:
Tòa án giải quyết ly hôn thuận tình trong trường hợp vợ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con;
Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận về vấn đề tài sản và con chung nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Điều kiện để được ly hôn đơn phương
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Toà án chỉ thụ lý đối với việc ly hôn đơn phương như sau:
– Khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đinh
– Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt( Ví dụ như: Vợ hoặc chồng ngoại tình, vợ, chồng không thể sinh con, hoặc hai vợ chồng đã ly thân một thời gian rất lâu…)
– Vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố mất tích
Được quy định cụ thể tại điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.“
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Chuẩn bị thành phần hồ sơ ly hôn đơn phương
Vậy bạn chỉ được Toà án thụ lý đơn khi thuộc các trường hợp nêu trên, nên khi muốn ly hôn bạn phải đưa ra được các bằng chứng về việc chồng bạn đã vi phạm như: Hình ảnh, video chồng bạn ngoài tình, bằng chứng chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình…và gửi kèm theo bộ hồ sơ ly hôn. Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:
+ Đơn xin ly hôn đơn phương
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
+ Chứng minh thư, sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng)
+ Bản sao giấy khai sinh của con
+ Các giấy tờ về tài sản như: Sổ đỏ, sổ hồng…
Và sau đó nộp lên Toà án nhân dân quận huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc (Toà án nơi chồng đang sinh sống)
Trình tự thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ: Người có nhu cầu ly hôn đơn phương nộp hồ sơ về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi cư trú.
Cách nộp hồ sơ: Người có nhu cầu ly hôn đơn phương có thể nộp hồ sơ trực tiếp, nộp qua bưu điện đến Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết
- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho quý khách.
- Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Trong thời gian 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
- Nếu hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
- Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 3: Trả kết quả
Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…
Mức xử phạt khi vợ hoặc chồng ngoại tình
Theo quy định tại điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bị xử phạt với mức phạt như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù.
Mời bạn xem thêm
- Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay
- Hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể gồm những gì?
- Nghỉ ốm đau dài ngày có phải đóng BHXH không?
- Dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Thủ tục Giải chấp… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline dưới đây của chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, pháp luật hạn chế quyền yêu cầu ly của người chồng trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đây là quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng là phụ nữ đang mang thai, trẻ em. Khi hết thời gian nêu trên người chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.
Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trường hợp vợ/chồng bạn có hành vi ngoại tình mà làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì bạn có quyền yêu cầu ly hôn.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình, có thể hiểu là:
Trường hợp người ngoại tình là người chồng, người vợ xét thấy hành vi đó làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì hoàn toàn có thể yêu cầu ly hôn bất cứ lúc nào;
Trường hợp người vợ là người ngoại tình mà đang trong thời gian mang thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì dù người chồng có thấy hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được vẫn không được yêu cầu ly hôn trong thời gian đó.
Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).
Lưu ý: Thời gian giải quyết ly hôn sẽ không nhanh khi có tranh chấp về tài sản vì phải giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản. Do vậy có thể tách yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản bằng một vụ án khác.