Bên cạnh vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia thì đảm bảo trật tự xã hội trong nước cũng rất quan trọng. Trật tự xã hội có thể được hiểu là việc xã hội hoạt động một cách có trật tự. Xã hội trật tự thì mọi người dân mới có thể sống trong yên bình và phát triển lành mạnh được. Pháp luật có những quy định chặt chẽ về đảm bảo an toàn trật tự xã hội cũng như quy định rất rõ về các mức xử phạt đối với các hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội. Mọi hành vi xâm phạm trật tự xã hội cần phải được xử lý nghiêm. Có thể thấy, xâm phạm trật tư tự xã hội có thể bị xử phạt đến mức cao nhất là hình sự bởi đây có thể là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Trật tự an toàn xã hội là gì?
Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỉ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.
Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,…
Nội dung bảo đảm trật tự an toàn xã hội
– Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm;
+ Phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội;
+ Điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội.
– Giữ gìn trật tự nơi công cộng
+ Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo.
+ Trật tự công cộng có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận.
+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
– Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông
+ Trật tự an toàn, giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông.
– Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh
+ Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể không do con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản, cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội phải khắc phục trong thời gian dài.
– Bài trừ các tệ nạn xã hội
+ Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
– Bảo vệ môi trường.
+ Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Tội phạm là gì?
Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội là gì?
Tội xâm phạm trật tự xã hội là các tội phạm xâm phạm đến an toàn trật tự xã hội, là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến một nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chất là trật tự quản lý hành chính, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước.
Phương pháp quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội
Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội là hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phòng chống tội phạm; phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự xã hội; trật tự an toàn giao thông; trật tự đô thị; trật tự công cộng; phòng cháy chữa cháy; giáo dục và cải tạo phạm nhân.
– Phòng chống tội phạm ngày nay đã và đang đựợc coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các nhà nước. Nhà nước ta đã xác định rõ, quản lý nhà nước về phòng chống tội phạm là một nhiệm vụ quan trọng, vì tội phạm là nhân
tố nguy hiểm gây mất ổn định chính trị, xã hội. Phòng chống tội phạm là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và các cơ quan Nhà nước, trong đó ngành Công an giữ vai trò then chốt.
– Phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay cũng đựợc Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng. Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết để phòng chống các tệ nạn xã hội, như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan…
– Quản lý nhà nước về trật tự xã hội bao gồm nhiều nội dung, như đăng ký quản lý hộ khẩu, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý con dấu…. nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn tội phạm. Đây là các hoạt động quản lý hành chính được thực hiện hầu hết ở cơ quan nhà nước góp phần quan trọng để quản lý xã hội, đặc biệt là ở các địa bàn đô thị.
– Quản lý trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng hiện nay đang là một lĩnh vực nóng bỏng, phức tạp được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm, như phòng chống tai nạn giao thông; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi
phạm giao thông; quản lý trật tự đô thị trên các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không.
– Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy là một lĩnh vực quan trọng của quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội với nhiều nội dung, như tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa cháy nổ và trực tiếp xử lý, điều tra các vi phạm
phòng cháy, chữa cháy; tổ chức chữa cháy, tập trung phòng cháy ở các khu vực chợ, khu công nghiệp, khu dân cư và rừng.
– Quản lý nhà nước về giáo dục, cải tạo phạm nhân gồm các nội dung: quản chế giam giữ phạm nhân, giáo dục cải tạo phạm nhân, tổ chức sản xuất lao động cho phạm nhân, cải tạo kẻ phạm tội thành người có ích cho xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hành vi gây rối trật tự khu dân cư
- Bản án về tội gây rối trật tự công cộng
- Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội là gì?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của cả dân tộc nên cần phải có sự chung tay, đóng góp của Đảng, nhà nước, cơ quan nhà nước, và đặc biệt mỗi người dân đều cần có ý thức tuân thủ những quy định về đảm bảo trật tự an toàn xã hội dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của những cơ quan chức năng chuyên trách.
– Những cơ quan đứng đầu về việc đảm bảo trật tự an ninh quốc gia, an toàn xã hội là những cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và những đơn vị tình báo, cảnh sát, an ninh, cảnh vệ thuộc công an nhân dân;
– Những cơ quan thuộc đơn vị an ninh, tình báo quân đội; bộ đội, cảnh sát biển là những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực biên giới, đất liền và hải đảo…
– Ngoài ra, mỗi cá nhân đều cần phải có ý thức tự giác, tuân thủ chấp hành những quy định pháp luật và quy chuẩn đạo đức được đặt ra để đảm bảo an toàn trật tự xã hội luôn bền vững, ổn định.
– Có ý thức đấu tranh phòng, chống mọi loại tội phạm;
– Có ý thức giữ gìn trật tự công cộng: không hát hò nơi công cộng, nói to làm ô nhiễm tiếng ồn…;
– Tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông: Không vượt đèn đỏ, không lặng lách, đua xe, luôn tuân thủ quy định giao động, chú ý an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông…;
– Có ý thức phòng ngừa, phòng chống bệnh dịch, thiên tai;
– Bài trừ, tránh xa những tệ nạn xã hội;
– Có ý thức bảo vệ môi trường.
– Bảo vệ an ninh gắn liền với đấu tranh phòng, chống tội phạm;
– Giữ gìn và đảm bảo an ninh trật tự nơi công cộng;
– Đảm bảo an toàn xã hội, các vấn đề về an ninh giao thông;
– Loại bỏ và bài trừ các tệ nạn xã hội ảnh hưởng vi phạm đến cộng đồng;
– Thực hiện các chính sách và chế độ bảo vệ môi trường.