Chào Luật sư, tôi có một người hàng xóm có tính ăn cắp vặt, dạo gần đây tôi thấy anh ta luôn lăm le rình mò một hộ trong khu khu tôi sống, tôi còn thấy anh ta lẻn vào nhà họ vì vậy tôi nghĩ anh ta có ý định ăn trộm. Pháp luật Việt Nam có những quy định cho phép chủ sở hữu tài sản sử dụng tài sản của mình một cách hợp pháp và đem lại lợi ích cho mình. Theo đó, mọi hành vi xâm phạm tài sản của người khác đều bị nghiêm trị. Luật sư cho tôi hỏi Tội xâm phạm tài sản của người khác Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tội xâm phạm tài sản của người khác Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi có lỗi, xâm hại quan hệ sở hữu và sự xâm hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Tội xâm phạm tài sản của người khác
Khách thể của tội phạm
Theo luật hình sự Việt Nam, những tội được coi là tội xâm phạm sở hữu và cùng được quy định trong Chương XVI Bộ luật Hình sự là những tội có cùng khách thể là quan hệ sở hữu. Điều này có ý nghĩa:
– Các tội xâm phạm sở hữu phải là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu.
– Sự gây thiệt hại này phải phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạn gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Một hành vi tuy cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu chung nhưng sẽ không phải là tội xâm phạm sở hữu nếu hành vi này đồng thời còn gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội khác và sự gây thiệt hại này mới thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Trong trường hợp này khách thể (trực tiếp) không phải là quan hệ sở hữu.
Đối tượng tác động của tội phạm
Như mọi hành vi phạm tội khác, hành vi xâm phạm sở hữu cũng có đối tượng tác động cụ thể. Đó là tài sản – đối tượng vật chất nhờ đó có sự tồn tại quan hệ sở hữu. Tài sản, theo BLDS Việt Nam bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (ĐIều 105 Bộ luật Dân sự). Khi xác định đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu ở các dạng thể hiện này cần chú ý:
– Một số vật do tính chất và công dụng đặc biệt không được coi là đối tượng tác động của các tội hoặc một số tội xâm phạm sở hữu mà là đối tượng tác động của các hành vi phạm tội khác.
– Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chủ tài sản hủy bỏ cũng sẽ không còn là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
– Tiền luôn luôn cso thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu
– Giấy tờ có giá có thể là phương tiện phạm tội giúp người phạm tội có thể xâm phạm sở hữu. Trong một số trường hợp, giấy tờ này có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Đó là trường hợp giấy tờ có giá cho phép bất kì ai có giấy tờ này đều có thể sử dụng được.
– Quyền về tài sản nói chung không thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Nhưng những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản như hóa đơn lĩnh hàng,… có thể là đối tượng tác động của nhóm tội này trong những trường hợp giấy tờ này cho phép ai cũng có thể sử dụng được.
Tài sản được pháp luật nói chung cũng như luật hình sự nói riêng bảo vệ, về nguyên tắc phải là tài sản hợp pháp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp của công dân khác không bị coi là phạm tội. Hành vi xâm phạm tài sản của người khác, dù tài sản đó là tài sản bất hợp pháp, vẫn bị coi là trái pháp luật và có thể cấu thành tội xâm phạm sở hữu. Việc coi những hành vi đó là trái pháp luật và có thể bị xử lí về mặt hình sự là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo trật tự chung của xã hội.
Tài sản, về nguyên tắc, chỉ là đối tượng của những hành vi phạm tội do người không phải là chủ sở hữu thực hiện.
Trong những trường hợp đặc biêt, tài sản có thể là đối tượng của những hành vi phạm tội do chính chủ tài sản thực hiện (tài sản đó có thể là tài sản của riêng người có hành vi phạm tội hoặc là tài sản chung với người khác). Đó là những trường hợp hành vi phạm tội, về hình thức, tuy tác động đến tài sản của người thực hiện nhưng thực chất lại nhằm gây thiệt hại về tài sản cho người khác hoặc cho người cùng sở hữu với mình.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khác quan của các tội xâm phạm sở hữu tuy khác nhau ở hình thức thể hiện nhưng đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình. Những hình thức thể hiện của hành vi khách quan có thể là:
– Hành vi chiếm đoạt
– Hành vi chiếm giữ trái phép
– Hành vi sử dụng trái phép
– Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, làm lãng phí tài sản.
Trong những hành vi đó có hành vi có thể được thực hiện bằng hình thức hành động và không hành động (hành vi hủy hoại); có hành vi chỉ được thực hiện bằng hành động (chiếm đoạt).
Các hành vi này được mô tả là dấu hiệu hành vi trong hầu hết các Cấu thành tội phạm cơ bản, trừ một số Cấu thành tội phạm mô tả chiếm đoạt chỉ là mục đích như Cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản.
Hậu quả mà những hành vi nói trên gây ra trước hết là thiệt hại gây ra cho quan hệ sở hữu, thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất cụ thể như tài sản bị chiếm đoạt, tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại, tài sản bị sử dụng,…
Hậu quả thiệt hại được mô tả cụ thể trong hầu hết các Cấu thành tội phạm cơ bản.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sở hữu là chủ thể bình thường. Những người có năng lực Trách nhiệm hình sự (bao gồm cả tuổi chịu trách nhiệm hình sự) đều có khả năng trở thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội phạm sở hữu. Trong các tội xâm phạm sở hữu có một tội đòi hỏi chủ thể ngoài những dấu hiệu của chủ thể bình thuoewngf phải có thêm đặc điểm đặc biệt khác (chủ thể đặc biệt). Đó là đặc điểm có trách nhiệm liên quan đến tài sản của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, trong một số Cấu thành tội phạm, đặc biệt xấu về nhân thân cũng được mô tả là dấu hiệu định tôi. Đó là dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính, đã bị xử lí kỉ luật, đã bị kết án… Trong nội dung trình bày về dấu hiệu pháp lí của các tội cụ thể, dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ được trình bày khi chủ thể của tội phạm có dấu hiệu đặc biệt.
Mặt chủ quan của tội phạm
– Lỗi của người thực hiện các tội xâm phạm sở hữu có thể là cố ý như ở tội trộm cắp tài sản; hoặc vô ý như ở tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
– Động cơ phạm tội có thể khác nhau nhưng không được mô tả trong các Cấu thành tội phạm, trừ Cấu thành tội phạm của tooijsuwr dụng trái phép tài sản.
Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự
Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI (từ Điều 168 đến Điều 180). Theo quy định của Bộ luật Hình sự có 13 tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. Đó là các tội:
– Tội cướp tài sản (Điều 168)
– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
– Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
– Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
– Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
– Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (ĐIều 174)
– Tội lam dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
– Tôi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176)
– Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177)
– Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
– Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 Bộ luật Hình sự)
– Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180)
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Tội xâm phạm tài sản của người khác. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác sẽ bị phạt hành chính theo quy định sau đây:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 người nào có hành vi xâm phạm về tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Đồng thời, Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại khác do luật quy định.
Theo đó, trong trường hợp người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.