Visa là giấy tờ pháp lý quan trọng và không thể thiếu khi cá nhân muốn nhập cảnh vào đất nước khác. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn và vướng mắc khi làm thủ tục xin visa hiện nay. Do đó, các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ làm visa bắt đầu ra đời và dần trở nên phổ biến. Vậy theo quy định, Mẫu hợp đồng dịch vụ làm visa năm 2022 là mẫu nào? Hợp đồng dịch vụ làm visa có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ làm visa như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là visa?
Visa hiện nay được người dân sử dụng khá phổ biến. Đây là tên tiếng Anh của thị thực.
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thị thực là là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Như vậy, visa hay thị thực là bằng chứng xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực.
Miễn thị thực (hoặc “miễn visa”) là việc một quốc gia cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.
Mẫu hợp đồng dịch vụ làm visa năm 2022
Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu hợp đồng dịch vụ làm visa năm 2022 tại đây:
Hợp đồng dịch vụ làm visa có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Theo đó, người thực hiện công việc, hay thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Song cũng cần lưu ý, khi Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ 2021 có hiệu lực, một số hợp đồng với tên gọi khác nhưng có tính chất của hợp đồng lao động được coi là hợp đồng lao động, theo đó, các bên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội đúng quy định.
Ngoài ra, nếu cá nhân cung ứng dịch vụ muốn tham gia bảo hiểm xã hội có thể nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú để có thể hưởng các chế độ của bảo hiểm này.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ làm visa như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ
- Có quyền nhận kết quả công việc mà nhà cung cấp dịch vụ đã thực hiện.
- Bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thực hiện công việc phù hợp với chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
- Người thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho nhà cung cấp dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc nếu các bên đồng ý hoặc yêu cầu thực hiện dịch vụ.
- Người thuê dịch vụ phải trả lương cho nhà cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận khi thiết lập hợp đồng cung cấp dịch vụ. Thù lao được thanh toán tại địa điểm dịch vụ sau khi hoàn thành dịch vụ, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp chất lượng và số lượng dịch vụ không đạt như thỏa thuận hoặc công việc không hoàn thành đúng thời hạn do lỗi của nhà cung cấp dịch vụ, người thuê dịch vụ có quyền giảm lương và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Gây hại.
- Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu nhà cung cấp dịch vụ vi phạm nghĩa vụ.
- Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, bên thuê dịch vụ phải thông báo trước cho nhà cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian hợp lý và phải trả lương theo số lượng và chất lượng mà nhà cung cấp dịch vụ đã thực hiện và bồi thường cho nhà cung cấp dịch vụ. thường là thiệt hại (nếu có).
Quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ
- Nhà cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện dịch vụ vì lợi ích của người thuê dịch vụ.
- Được phép thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của người thuê dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của người thuê dịch vụ nếu chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho người thuê dịch vụ, nhưng phải thông báo ngay cho người thuê dịch vụ. thuê dịch vụ biết.
Nhà cung cấp dịch vụ cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của các bên đã cam kết. - Nhà cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người thuê dịch vụ trả lương theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thì mức thù lao được xác định theo tỷ lệ trung bình cho công việc cùng loại tại thời điểm và địa điểm hoàn thành công việc.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ làm visa có phải bồi thường không?
Căn cứ theo Điều 520 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì sẽ chịu bồi thường.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mẫu hợp đồng dịch vụ làm visa năm 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến hợp đồng môi giới thương mại của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về thời hạn của hợp đồng dịch vụ, theo đó, thời hạn của hợp đồng dịch vụ sẽ theo thỏa thuận của các bên (bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ). Thông thường, hợp đồng dịch vụ chấm dứt khi dịch vụ được thực hiện xong, hay công việc được hoàn thành theo thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, trong trường hợp cụ thể, hợp đồng dịch vụ có thể chấm dứt do các sự kiện không phụ thuộc vào ý chí của các bên như: một trong các bên chết, hoàn cảnh thay đổi cơ bản không còn thực hiện được hợp đồng, một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,…
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.
Bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp cho bên làm dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi; trả tiền cho bên làm dịch vụ theo thoả thuận; có quyền yêu cầu bên làm dịch vụ thực hiện dịch vụ theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác, nếu bên làm dịch vụ vi phạm nghĩa vụ thì có quyền huỷ bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Giá dịch vụ mà bên sử dụng dịch vụ phải trả cho bên cung ứng dịch vụ là do hai bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, nếu trường hợp trong hợp đồng không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.