Chào Luật sư, Trong kỳ World Cup vừa rồi vào năm 2018, chồng tôi có vay tiền để cá độ bóng đá và bị thua hơn 50 triệu đồng gia đình chồng và tôi phải trả cho anh ta. Sắp tới lại một mùa World Cup lại đến vào ngày 21/11 chồng tôi có lén nhắn tin với một người đàn ông mượn 10 triệu để cá độ đá banh. Tôi đã rât bức xúc và có răn đe anh ta nếu còn xảy ra trương hợp này nữa sẽ li dị. Cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật nếu tôi và anh ta li dị thì tôi có phải liên đới chịu trách nhiệm chi trả số nợ đó hay không? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết “Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay” dưới đây để cùng Luật sư X để hiểu rõ và giải đáp thắc mắc vấn đề của bạn nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP
Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn Nhân và Gia Đình thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Theo như bạn trình bày thì số tiền 50 triệu đồng là do chồng bạn vay mượn để chơi cá độ bóng đá. Đây không thuộc trường hợp là nghĩa vụ chung của vợ chồng theo quy định ở trên. Vì vậy, bạn không có nghĩa vụ phải thanh toán khoản tiền này thay cho chồng bạn.
Tuy nhiên, nếu vợ chồng bạn có tài sản chung thì chủ nợ có quyền yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ dựa trên phần tài sản của chồng bạn trong khối tài sản chung của 2 vợ chồng.
Như thế nào là tài sản chung của vợ chồng?
Căn cứ theo điều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Căn cứ theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Như vậy để những tài sản được hình thành trong quá trình hôn nhân(trừ trường hợp quy định là tài sản riêng) thì được cho là tài sản chung.
Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay?
Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ riêng sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng;
Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân
– Nếu khoản nợ được xác định là nợ chung thì dù xuất phát từ ý chí của vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng thì cả hai vợ chồng cùng phải trả;
– Nếu khoản nợ là nợ riêng thì dù là nợ trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân thì người xác lập nên khoản nợ đó phải tự trả, không phát sinh trách nhiệm liên đới
Trách nhiệm liên đới trả nợ khi ly hôn đặt ra đối với những khoản như sau:
– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
– Khoản vay do một trong hai bên xác lập nhưng có sự ủy quyền của đối phương.
– Các khoản thuộc về nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng.
Do đó đối với tình huống của bạn việc chồng bạn lén lút mượn nợ phục vụ cho mục đích riêng của mình (cá độ đá bóng) đáp ứng nhu cầu cá nhân riêng của anh ta thì bạn không có trách nhiệm liên đới trả nợ khi li hôn. Tức bạn không có trách nhiệm trả nợ bằng tài sản riêng và phần tài sản của bạn trong khối tài sản chung của bạn và chồng bạn trong thời kì hôn nhân.
Hành vi cá độ đá bóng có bị xử phạt không?
Xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
- Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
- Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Căn cứ khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, bên cạnh hình thức xử phạt chính thì còn có thể áp dụng những hình thức xử phạt bổ sung đối với hành cá độ bóng đá online, cụ thể:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi cá độ bóng đá online còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, khi chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi cá độ bóng đá sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao năm 2022?
- Người lao động nghỉ ốm có giấy bệnh viện hưởng chế độ như thế nào?
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào?
- Thủ tục làm khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ giải thể công ty Bắc Giang… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn.
Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại điểm d khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó cũng kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
– Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm
Ngoài ra còn buộc người vi phạm nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động tổ chức cá độ bóng đá.
Người có hành vi cá độ bóng đá nhằm mục đích ăn, thua bằng tiền hay hiện vật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc trái phép được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự:
– Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
+ Tiền hoặc hiện vật dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạ;
+ Tiền hoặc hiện vật dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cho nội dung này nhưng có thể tham khảo tinh thần tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, trường hợp đánh bạc dưới hình cá độ bóng đá thì một lần tham gia cá độ bóng đá được để tính là một lần đánh bạc.
Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.
Như vậy, tổ chức cá độ bóng đá được xem là hành vi đánh bạc và có chế tài xử phạt theo quy định.