Hiện nay, khi hầu hết người dân đều đã chuyển sang sử dụng Căn cước công dân gắn chíp thì có không ít trường hợp người sử dụng đất bị thay đổi số Căn cước công dân (CCCD). Từ đây, nhiều người thắc mắc về việc số CCCD thay đổi thì có phải cập nhật trên sổ hồng không? Cũng như cập nhật số CCCD trên sổ hồng như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé! Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT
Số CCCD trên sổ hồng có ý nghĩa gì?
Sổ đỏ, sổ hồng là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận. Cụ thể, theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp trên Giấy chứng nhận là các cá nhân trong nước như sau:
“Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”
Như vậy, số CMND, CCCD của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên sổ đỏ, sổ hồng là rất cần thiết, giúp xác định rõ hơn về nhân thân và quyền của họ với thửa đất.
Đính chính sổ hồng là gì?
Việc đính chính sổ đỏ, sổ hồng là sửa lại thông tin bị sai sót trên thông tin thửa đất hoặc của chủ sở hữu. Tuy vậy, không phải trường hợp sai sót nào cũng được đính chính.
Các trường hợp bắt buộc phải đính chính sai sót trên sổ đỏ, số hồng được pháp luật quy định cụ thể.
Theo Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 về đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp:
“1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”
Đổi từ CMND sang CCCD có bắt buộc phải đính chính sổ hồng?
Như đã trình bày trên, người dân phải thuộc một trong hai trường hợp kia thì mới có thể tiến hành thủ tục đính chính sổ đỏ, sổ hồng. Việc thay đổi thông tin số CMND, CCCD trên sổ đỏ không thuộc trường hợp đăng ký biến động tại Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013.
Theo Điểm g Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 23/2014 sửa đổi tại Thông tư số 33/2017, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên, xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu.
Căn cứ theo quy định trên, người dân hoàn toàn có quyền điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận cho đúng với số thẻ CCCD mới của mình. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc phải điều chỉnh. Chưa kể, các cá nhân, tổ chức có thể dùng điện thoại thông minh quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chip để xem các thông tin như số CMND cũ, họ tên của người được cấp. Khi người dân đến Văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán đất, nhân viên công chứng sẽ quét mã QR trên thẻ CCCD gắn chip để xác định số CMND trên Giấy chứng nhận và số trên CCCD gắn chip là của một người. Vì thế mà người dân không cần thiết phải điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận để tránh tốn kém thời gian, tiền bạc.
Cập nhật số CCCD trên sổ hồng như thế nào?
Trong trường hợp vẫn có nhu cầu xác nhận thay đổi, cập nhật số CCCD trên Giấy chứng nhận, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc sổ đỏ đã cấp;
– Bản sao thẻ CCCD mới và Giấy xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc thay đổi CMND;
– Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu (nếu chưa thay đổi thông tin số CMND trong sổ hộ khẩu thì phải thực hiện trước khi xác nhận thay đổi số CMND trên Giấy chứng nhận).
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Với địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ tiếp tục thực hiện việc xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Bước 3. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận việc thay đổi số CMND vào trang 3 hoặc trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất thổ cư mới năm 2022
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư?
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cập nhật số CCCD trên sổ hồng như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thỏa thuận bồi thường thu hồi đất, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất,…. vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sổ hồng là tên thường gọi của người dân về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hiện nay.
Tại khoản 16 Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Trang 1: Thể hiện thông tin người đứng tên trên sổ (tên, năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ). Đây là thông tin quan trọng để xác định người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trang 2: Thể hiện thông tin thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (Địa Chỉ; Diện Tích;Hình thức sử dụng; Mục đích sử dụng;Thời hạn sử dụng; Nguồn gốc sử dụng;…)
Trang 3: Sơ đồ thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn lền với đất
Trang 4: Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận.
Theo quy định thì đất nằm trong quy hoạch nhưng chưa có thông báo, quyết định thu hồi đất, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong đó có việc thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.