Xin chào luật sư, tôi có một câu hỏi thắc mắc như sau: Tôi là một công nhân ở tỉnh X, năm nay tôi có dành dụm và mua được một mảnh đất, tuy nhiên khi làm sổ đỏ thì diện tích tôi mua bị trừ 7 mét vuông đất lưu không? Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư quy định về đất lưu không là như thế nào? Đất lưu không có diện tích bao nhiêu mét theo quy định? Tôi có được cấp sổ đỏ trên đất lưu không không? Mong luật sư giải đáp cho tôi!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP
Đất lưu không là gì?
Đất lưu không là khái niệm tự phát trong đời sống, bởi hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định đất lưu không cụ thể là thế nào và việc sử dụng đất lưu không ra sao.
Trên thực tế, phần đất này trong quy hoạch nằm trong phần hành lang giao thông, công trình công cộng.
Ta có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này.
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ (Luật giao thông đường bộ 2008).
Đó là phần đất có quy hoạch làm đất để phục vụ cho công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện, … mà Nhà nước chưa sử dụng đến, như vậy đây là loại đất công cộng, thuộc sở hữu nhà nước mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào.
Đất lưu không là chỉ phần đất thuộc hành lang an toàn giao thông, an toàn lưới điện, đê điều… Đó là phần đất có quy hoạch làm đất phục vụ cho công trình công cộng nhưng chưa được sử dụng. Người sử dụng đất chỉ có thể tạm thời sử dụng khi Nhà nước chưa sử dụng đến chứ không có quyền sử dụng.
Đất lưu không bao nhiêu mét?
Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định đất lưu không phải có diện tích bao nhiêu mét. Đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, hành lang lưới điện, đê điều… Đó là phần đất có quy hoạch làm đất để phục vụ cho công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện,.. mà Nhà nước chưa sử dụng đến. Chiều rộng của loại đất đó cũng không giống nhau đối với từng khu vực và từng quy hoạch.
Để biết phần đất lưu không là bao nhiêu mét thì bạn phải xem lại chỉ giới quy hoạch và bản đồ quy hoạch. Do vậy, nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể làm việc với UBND huyện để được giải quyết.
Quy định về việc sử dụng phần đất lưu không như thế nào?
Việc sử dụng đất lưu không căn cứ vào Điều 157 Luật đất đai 2013 như sau:
Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đất lưu không có được cấp sổ đỏ không?
Đất lưu không là đất công cộng, do Nhà nước quản lý. Khi Nhà nước chưa sử dụng đến quỹ đất này thì người dân được tạm thời sử dụng, nhưng sẽ không được cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Người dân nếu có nhu cầu thì có thể tạm thời sử dụng phần diện tích đất lưu không. Tuy nhiên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì việc sử dụng phần đất lưu không của người dân mới là hợp pháp.
Quy định xử phạt hành vi chiếm dụng đất lưu không
Nếu không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc tự ý lấn, chiếm, sử dụng đất lưu không được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều người dân, doanh nghiệp cố tình làm ngơ, lấn chiếm đất lưu không để trồng trọt, mở hàng quán kinh doanh, thậm chí là xây nhà trái phép.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 triệu đến 500 triệu đồng tùy theo diện tích lấn chiếm, loại đất đối với cá nhân, và gấp đôi mức phạt đối với tổ chức.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm sẽ buộc phải trả lại đất đã lấn, chiếm đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ đất lưu không
Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ hay đất lưu không an toàn có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, chịu trách nhiệm chính về việc bảo vệ an toàn công trình; trường hợp hành lang bảo vệ an toàn công trình bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ an toàn bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý.
Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ an toàn công trình; công bố công khai mốc giới sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ an toàn công trình.
Như vậy, theo quy định, đây là khoảng đất được các cơ quan, tổ chức trực tiếp giám sát, thực hiện công trình do nhà nước quy định quản lý và chịu trách nhiệm.
Qua đó, nếu phát hiện hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất lưu không thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đất không lưu nằm tại khu vực đó sẽ được toàn quyền quyết định và xử phạt nhằm bảo vệ sự an toàn cho công trình.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về đất lưu không? Đất lưu không bao nhiêu mét?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai mới năm 2022
- Thuế đất nông nghiệp 2021
- Giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Quy định về văn phòng đăng ký đất đai các cấp hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 202 của Luật đất đai năm 2013 hiện nay thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai giải quyết theo hướng hòa giải , hoặc có thể thông qua một cơ sở hòa giải. Trường hợp vẫn không thể giải quyết được thì các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nếu hòa giải không thành, có thể khởi kiện tại Tòa án.
Theo quy định của pháp luật thì đất lưu không là phần diện tích đất thuộc hành lang an toàn giao thông. Trên thực tế, người đang sử dụng phần diện tích này được tiếp tục sử dụng cho đến khi nhà nước thu hồi, tuy nhiên sẽ không được bồi thường.
Đất lưu không là đất thuộc sở hữu và quản lý nhà nước và người dân không được cấp sổ đỏ trên vùng đất lưu không này.
Vì những nguyên do trên cho nên vùng đất lưu không là vùng đất không được thực hiện mua bán như các đất được cấp sổ đỏ.