Hôn phối là thuật ngữ khá xa lạ đối với nhiều người. Theo đó, hôn phối là thuật ngữ chỉ sự hợp tác giữa một nam và một nữ thông qua giáo quyền, có thể hiểu nôm na là mối quan hệ hôn nhân trong công giáo. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Mẫu giấy chứng nhận Hôn phối là mẫu nào? Cần lưu ý những gì khi điền giấy chứng nhận Hôn phối là gì? Nghi thức làm phép chuẩn hôn phối khác đạo như thế nào? Bài viết “Giấy chứng nhận Hôn phối và những điều cần biết” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hôn phối
Trong Công giáo Rôma, hôn nhân được gọi là Bí tích Hôn phối, đây là sự tác hợp vợ chồng giữa một người nam và một người nữ thông qua giáo quyền. Theo quan điểm tôn giáo, sự tác hợp này là duy nhất và vĩnh viễn trong suốt cuộc đời mỗi người phối ngẫu trong cuộc hôn nhân đó. Giáo Luật Công Giáo phân biệt hai thứ hôn phối không cùng đạo:
1. Hôn phối hỗn hợp (Marriage of Mixed Religion): Là hôn nhân giữa một tín hữu Công Giáo và một tín hữu Kitô khác không Công Giáo đã chịu phép rửa tội thành sự, ví dụ tín hữu Tin Lành, Anh Giáo, Chính Thống… (cf GL 1124).
2. Hôn phối khác đạo (Disparity of Cult): Là hôn phối giữa một tín hữu Công Giáo và một người chưa được chịu phép rửa tội, ví dụ người đó là Phật tử, hoặc là một tín hữu đạo Hồi, hay một đạo nào khác không thuộc Kitô giáo. Giữa hai loại hôn phối trên đây có sự khác biệt rất lớn:
Trước hết hôn phối hỗn hợp giữa hai người đã chịu phép rửa tội, ví dụ một người Công Giáo và một người Tin Lành, là một bí tích nếu được kết ước thành sự (cf GL 1055,2). Theo Giáo Luật hiện hành, hôn phối hỗn hợp chỉ là điều bị cấm (GL 1124), nhưng không còn là một ngăn trở tiêu hôn (làm cho hôn phối bất thành (invalide). Vì chỉ bị cấm, nên nếu muốn kết ước hôn phối hỗn hợp hợp pháp thì chỉ cần xin phép của Đấng Bản Quyền sở tại (tức là Đức giám mục giáo phận hoặc cha Tổng đại diện). Phép này phải có tính chất minh nhiên, rõ ràng, chứ không thể chỉ là dự đoán mà thôi (GL 1124). Phép đó cũng là điều cần thiết để hôn phối hỗn hợp được hợp pháp (lecit). Nhưng nếu không có phép, thì hôn phối vẫn thành sự (valid).
Trái lại, hôn phối khác đạo (Disparity of Cult), giữa một tín hữu Công Giáo và một người chưa chịu phép rửa tội, là một ngăn trở tiêu hôn. Do đó, để có thể kết hôn thì cần phải có sự chuẩn chước (dispensation) và nếu không có sự chuẩn chước của Đấng Bản Quyền sở tại, thì hôn phối khác đạo là vô hiệu (invalid) (GL 1086,1). Dù được chuẩn chước, hôn phối khác đạo không phải là bí tích,và chỉ là một hôn phối tự nhiên mà thôi.
Mẫu giấy chứng nhận Hôn phối
Nội dung cơ bản của mẫu chứng thư chứng nhận hôn nhân như sau:
GIÁO PHẬN …………….
Giáo hạt: ………………
Giáo xứ: ………………
CHỨNG THƯ HÔN NHÂN
Tại nhà thờ: …………………………………………………………………………………….
Ngày … tháng … năm …
Linh mục: ……………………………………………………………………………………….
Đã chứng hôn cho
NAM: …………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày … tháng … năm … tại ……………………………………………………….
Rửa tội ngày … tháng … năm …
Tại nhà thờ: …………………………………………………………………………………..
Con ông: ……………………………………………………………………………………….
Và bà: …………………………………………………………………………………………..
Hiện ở: ………………………………………………………………………………………….
Thuộc Giáo xứ: …………………….. Giáo phận: ……………………………………..
NỮ: ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày … tháng … năm … tại ……………………………………………………….
Rửa tội ngày … tháng … năm ….
Tại nhà thờ: …………………………………………………………………………………..
Con ông: ……………………………………………………………………………………….
Và bà: …………………………………………………………………………………………..
Hiện ở: ………………………………………………………………………………………….
Thuộc Giáo xứ: …………………………….. Giáo phận: ……………………………..
Trước hai nhân chứng:
Người chứng 1: ……………………………………………………………………………..
Người chứng 2: ……………………………………………………………………………..
Trích sổ Hôn Nhân Giáo xứ ……………………… số……………………….…
………….., ngày…tháng…năm… | |
Linh mục Quản xứ(Ký tên và đóng dấu) |
Tải về mẫu giấy chứng nhận Hôn phối
Một số lưu ý khi điền giấy chứng nhận Hôn phối
- Ghi đầy đủ thông tin cá nhân
- Kết hôn với ai?
- Cam kết: Sẵn sàng tránh xa mọi nguy cơ làm tổn hại đức tin. Sẽ hết sức cố gắng để con cái được Rửa tội và được giáo dục trong đức tin Công giáo. Con đã được thông báo và ý thức thực sự về những điều con cam kết trên. Cả hai chúng con đều hiểu biết về bản chất, những mục đích và đặc tính chính yếu của hôn nhân Kitô giáo, và không loại trừ điều gì. Kính xin Đức Cha ban phép chuẩn và chúc lành cho hôn nhân của chúng con.
- Cuối cùng là ý kiến của Cha và chữ kí của người làm đơn.
- Việc chuẩn hôn phối: Giáo Hội Công giáo luôn tôn trọng tình yêu đôi lứa, và không đưa ra bất cứ một hình thức kỳ thị nào trong việc biểu tỏ tình yêu của đôi bạn nam nữ. Tuy nhiên, trong khi nỗ lực hoạt động để bảo vệ phẩm giá của hôn nhân gia đình, Giáo Hội cũng không thể bỏ quên sứ vụ chính yếu của mình là mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Vì thế, việc bảo vệ đức tin của các tín hữu là trách nhiệm hàng đầu của Giáo Hội như là Mẹ, bởi chính Giáo Hội sinh ra các Kitô hữu. Vì thế mà đặt ra ngăn trở tiêu hôn vì lý do đức tin là để minh định rằng: đức tin là ân huệ lơn lao nhất của người tín hữu, và nó không được đánh đổi bởi bất cứ lý do gì, vì đánh mất đức tin là đánh mất sự sống đời đời.
- Tuy nhiên, Giáo Hội như là Mẹ hiền, luôn đồng cảm với thân phận yếu đuối của con người, và thấu hiểu được lý lẽ của con tim, nên Giáo Hội đã đưa ra sự chuẩn chước cho con cái của mình khi muốn kết hôn với người không phải là công giáo. Đưa ra sự chuẩn chước này một mặt Giáo Hội tôn trọng tình yêu đôi lứa, mặt khác Giáo Hội vẫn thể hiện sự quan tâm về đời sống đức tin của con cái mình.
- Điều kiện để được chuẩn hôn phối: Phép chuẩn hôn phối được ban do Đấng bản quyền địa phương. Theo Giáo luật khoản 1125: Nếu có lý do chính đáng và hợp lý, Bản Quyền sở tại có thể ban phép ấy; tuy nhiên, đừng nên ban phép khi chưa hội đủ những điều kiện sau đây:
- Bên công giáo phải tuyên bố sẵn sàng xa tránh mọi nguy cơ làm tổn thất Đức Tin, và hứa thành thật sẽ làm hết mọi sự có thể để con cái được rửa tội và giáo dục trong Giáo Hội công giáo.
- Vào lúc thuận lợi, phải cho bên kia biết những lời hứa mà người công giáo phải giữ, để chính họ được thực sự ý thức về lời hứa và bổn phận của bên công giáo.
- Cả hai bên phải được giáo huấn về các mục đích và đặc tính cốt yếu của hôn phối, và không bên nào được loại bỏ các điều ấy.
- Tuổi để được chuẩn hôn phối: Về tuổi để được chuẩn hôn phối thông lệ vẫn theo số tuổi kết hôn thành sự. Theo Giáo luật Người nam phải đủ 16 tuổi, người nữ phải đủ 14 tuổi. Tuy nhiên Hội đồng Giám Mục có quyền ấn định tuổi lớn hơn để kết hôn hợp pháp. Cách chung, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qui định tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình tại Việt Nam: nam bước vào tuổi 20 và nữ bước vào tuổi 18. Ngoài ra, mỗi Giáo phận vì lý do mục vụ, Đức Giám Mục Giáo phận có quyền qui định tuổi để được chuẩn hôn phối.
Nghi thức làm phép chuẩn hôn phối khác đạo như thế nào?
Để làm phép chuẩn hôn phối khác đạo cần chuẩn bị:
- Chứng chỉ giáo lý hôn nhân
- Giấy đăng ký kết hôn
- Nhẫn cưới
- 2 người làm chứng
- Sổ gia đình công giáo (bản chính)
Nghi thức làm phép chuẩn hôn phối khác đạo bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Học Chứng chỉ giáo lý hôn nhân
Ở Sài Gòn có nhiều giáo xứ học giáo lý hôn nhân, hầu hết các Giáo xứ lớn đều có.
Thủ tục đăng ký thì đơn giản, bạn mang theo giấy giới thiệu từ Cha xứ họ đạo của mình và 2 tấm hình thẻ đến xem lịch học và đăng ký lớp phù hợp.
Thời gian học: khoảng 3 tháng.
Bước 2: Làm Giấy đăng ký kết hôn
Bạn đến Phường/Xã nơi bạn sinh sống để đăng ký kết hôn, sau đó nộp 1 bản về cho Giáo xứ nơi bạn đăng ký làm phép chuẩn.
Khi có đủ cả Chứng chỉ giáo lý hôn nhân và Giấy đăng ký kết hôn. Đến Nhà thờ để xin làm phép chuẩn khác đạo. Ngoài ba mẹ 2 bên gia đình, bạn cần nhờ hai người làm chứng cho hai bên cô dâu chú rể, đồng thời chuẩn bị nhẫn cưới cho cha để làm phép nhẫn nha.
Bước 3: Làm phép chuẩn tại Nhà thờ
Sau buổi đến Nhà thờ làm đơn xin chuẩn khác đạo. Khi đó thông tin hai bạn chuẩn bị kết hôn sẽ được rao ở nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp, mục đích để ai có thấy sự ngăn trở nào thì buộc phải trình nơi cha xứ.
Cha sẽ sắp xếp thời gian để tiến hành làm Phép Chuẩn (ngoài Thánh lễ). Trước Chúa, đôi bên thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.
Bạn cần học thuộc những câu sau:
Anh (Tên thánh + họ tên) nhận em (Họ tên) làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh.
Em (Họ tên) nhận anh (Tên thánh + Họ tên) làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em.
Em (Họ tên) em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Anh (Tên thánh + Họ tên) anh hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của em.
Sau buổi làm lễ ở Nhà thờ 2 bạn đã chính thức thành một Gia đình nhỏ rồi đó. Sẽ được cấp một cuốn sổ Gia đình công giáo.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Giấy chứng nhận Hôn phối và những điều cần biết” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là dịch vụ thành lập công ty có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tuổi để được chuẩn hôn phối: Về tuổi để được chuẩn hôn phối thông lệ vẫn theo số tuổi kết hôn thành sự. Theo Giáo luật Người nam phải đủ 16 tuổi, người nữ phải đủ 14 tuổi. Tuy nhiên Hội đồng Giám Mục có quyền ấn định tuổi lớn hơn để kết hôn hợp pháp. Cách chung, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qui định tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình tại Việt Nam: nam bước vào tuổi 20 và nữ bước vào tuổi 18. Ngoài ra, mỗi Giáo phận vì lý do mục vụ, Đức Giám Mục Giáo phận có quyền qui định tuổi để được chuẩn hôn phối.
“Phép chuẩn” là phép của giáo quyền chuẩn trước để được thành hôn với nhau, giữa một người đã chịu phép Rửa Tội và một người chưa được rửa tội.
“Phép giao” là phép làm cho nghi thức hôn phối giữa một người đã chịu phép Rửa Tội và một người chưa được rửa tội thành bí tích.
Tuy nhiên, nếu một người Công Giáo và một người không Công Giáo chỉ kết hôn dân sự mà thôi, và không kết hôn theo phép đạo và không được sự chuẩn chước của giáo quyền, thì trước mặt Giáo Hội, hôn phối ấy là vô hiệu về phương diện giáo luật, theo như khoản giáo luật 1086,1. Tuy nhiên, nếu một người Công Giáo đã được phép chuẩn của giáo quyền để kết hôn với một người không rửa tội, thì Giáo Hội vẫn công nhận hôn phối ấy là thành sự, hữu hiệu (valid), tuy rằng hôn phối ấy không phải là bí tích.