Vay nợ ngân hàng là việc các cặp vợ chồng hay nghĩ đến khi cần một khoản tiền để đầu tư hay các mục đích cá nhân khác như xây nhà, mua xe, lo các chi phí cho con cái,… Trong trường hợp vợ chồng muốn ly hôn nhưng 2 vợ chồng đang có các khoản nợ ngân hàng thì sẽ giải quyết như thế nào? Đây là vấn đề nợ chung hay nợ riêng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Bản án ly hôn có vay nợ Ngân hàng” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản riêng:
Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ, chồng gồm
“…tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.
Tài sản chung:
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng gồm
“…tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.
Theo quy định trên, vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ chung trong trường hợp việc vay nợ xảy ra trong thời kỳ hôn nhân và:
– Do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng được quy định cụ thể như sau:
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Trong đó:
– Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
– Khoản 4 Điều 37 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì nghĩa vụ này được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng;
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Do đó, vợ chồng khi ly hôn có khoản nợ ngân hàng, trước hết cần xác định đó là khoản nợ riêng hay khoản nợ chung vợ chồng. Từ đó xác định nghĩa vụ trả nợ của các bên.
Giải quyết khoản nợ ngân hàng khi ly hôn
Trong trường hợp, khi ly hôn, các bên xác định khoản nợ ngân hàng là khoản nợ chung vợ chồng thì vợ chồng đều có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, được quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.
Có thể giải quyết khoản nợ ngân hàng theo các cách sau:
Thứ nhất, vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về khoản nợ ngân hàng để có phương án giải quyết tốt nhất cho ngân hàng.
Thứ hai, trong trường hợp, vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia nghĩa vụ trả nợ khoản nợ ngân hàng chung của hai vợ chồng, lúc này, vợ/chồng có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để quyết định phân chia nghĩa vụ trả nợ cho hai vợ chồng, ngân hàng sẽ là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Toà án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình:
“Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác”.
Bản án ly hôn có vay nợ Ngân hàng
Bản án 45/2020/HNGĐ-ST ngày 27/08/2020 về chia khoản nợ chung sau ly hôn
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân huyện L, tỉnh Y.
+ Kết quả giải quyết: Chị Nguyễn Thị H phải có trách nhiệm trả tiền vay của Ngân hàng chính sách xã hội- Phòng giao dịch huyện L, tỉnh Y hai khoản vay là 52.000.000 đồng tiền gốc theo hợp đồng và lãi suất phát sinh. Anh Hoàng Văn H1 phải có trách nhiệm trả chị Nguyễn Thị H 26.000.000 đồng.
Bản án 04/2019/HNGĐ-ST ngày 14/03/2019 về ly hôn, nuôi con, nợ chung
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận yêu cầu độc lập của Ngân hàng TMCP An B. Buộc ông Nguyễn Văn H, bà Nguyễn Thị Kim D phải có trách nhiệm trả số tiền 764.849.771đ, trong đó nợ gốc là: 339.901.707đ và tiền lãi 424.948.062đ theo Hợp đồng tín dụng số 252/12/TD/V ngày 17/7/2012 và hợp đồng thế chấp số 252/12/TC/V ngày 17/7/2012. Khi bản án có hiệu lực pháp luật ông H, bà D không thực hiện thì Ngân hàng có quyền yêu cầu Thi hành án phát mãi tài sản đã thế chấp và sau khi phát mãi tài sản xong nếu còn nợ Ngân hàng thì ông H, bà D mỗi người có trách nhiệm trả ½ số nợ còn lại.
Bản án 04/2018/HNGĐ-ST ngày 20/04/2018 về ly hôn, tranh chấp nợ chung
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Mai Châu, tỉnh Lào Cai.
+ Kết quả giải quyết: Về nợ chung: Buộc chị Hà Thị M và anh Vì Văn L mỗi người phải trả 15.000.000 đồng tiền gốc cũng lãi suất phát sinh cho Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện M, hạn trả nợ cuối cùng vào ngày 21/4/2019, theo khế ước số: 6600000707176899.
Bản án 10/2017/HNGĐ-ST ngày 20/09/2017 về ly hôn, tranh chấp nợ chung
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.
+ Kết quả giải quyết: Đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của Ngân hàng chính sách xã hội, về việc yêu cầu anh Trần Văn Đ và chị Nguyễn Thị N phải trả số tiền 25.500.000đ và lãi suất phát sinh. Ghi nhận chị Nguyễn Thị V có trách nhiệm trả cho vợ chồng chị Nguyễn Thị N và anh Phạm Văn T 1,5 chỉ vàng, khi chị N và anh T có yêu cầu.
Bản án 03/2021/HNGĐ-ST ngày 02/02/2021 về ly hôn, con chung, nợ chung
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
+ Kết quả giải quyết: Anh Đinh Văn Vinh có trách nhiệm trả cho Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Sơn số tiền nợ gốc là 9.000.000đ và tiền lãi phát sinh theo hợp đồng. Chị Đinh Thị Bình có trách nhiệm trả cho Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Sơn số tiền nợ gốc là 9.000.000đ và tiền lãi phát sinh theo hợp đồng.
Bản án 23/2020/HNGĐ-ST ngày 21/09/2020 về không công nhận vợ chồng, con chung, chia tài sản chung và nợ chung
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
+ Kết quả giải quyết: Bà Trần Thị Xuân Đ phải trả số nợ gốc 210.000.000 đồng, ông Nguyễn Thanh S phải trả số nợ gốc 210.000.000 đồng và lãi suất trả, kỳ hạn trả được tính theo hợp đồng cho vay số LD2007900575 ngày 19/3/2020.
Bản án 08/2020/HNGĐ-ST ngày 25/08/2020 về ly hôn, tranh chấp nuôi con chung, nợ chung và nợ riêng
+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
+ Kết quả giải quyết: Tuyên xử chị Đoàn Hồng P, anh Phạm Đức C có trách nhiệm thanh toán khoản nợ gốc cho ông Nguyễn Xuân T với số tiền là: 40.000.000đ; Chia theo phần cụ thể như sau : Chị Đoàn Hồng P có trách nhiệm thanh toán khoản nợ gốc cho ông Nguyễn Xuân T với số tiền là: 20.000.000đ…
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục ly hôn với người Trung Quốc
- Cách gửi đơn ly hôn qua bưu điện
- Thủ tục ly hôn khi chồng đi tù
- Quyền đón con khi ly hôn
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bản án ly hôn có vay nợ Ngân hàng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ mã số thuế cá nhân tra cứu… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng được quy định như như sau:
“1. Vợ, chồng hoàn toàn chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện theo như quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc các giao dịch khác mà phù hợp với quy định về phạm vi đại diện quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật HNGĐ năm 2014.
Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Cơ sở pháp lý: Điều 27 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Các giao dịch ở Điều 37 được xem là hợp pháp như: hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…), hợp đồng tín dụng hoặc giấy vay tiền không đưa ra việc phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi về dân sự thực hiện việc xác lập.
Nhu cầu thiết yếu cơ bản của toàn gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình; việc học hành của trẻ nhỏ; tiền đám cưới, ma chay…
Do vậy, trường hợp chồng vay ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cơ của gia đình thì vợ đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới cùng chồng để thực hiện trả món nợ đó, kể cả sau khi ly hôn, khi bị ngân hàng yêu cầu trả hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Trường hợp vợ có thể chứng minh được chồng đã vay số tiền đó chỉ để thực hiện việc chi tiêu cá nhân, không dùng để đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và không biết về số tiền đó, thì người vợ đương nhiên không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với chồng trả món nợ đó khi bị yêu cầu thanh toán nợ hoặc bị kiện ra tòa.
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên trong thời gian vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, chồng không được ly hôn.
Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án giải quyết việc ly hôn.
Về ly hôn theo yêu cầu của một bên (thường được gọi là đơn phương ly hôn), khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhan và Gia đình quy định: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, pháp luật về hôn nhân và gia đình không bắt buộc vợ, chồng phải trả hết các khoản nợ mới được xem xét cho ly hôn.
Nếu chồng bỏ trốn quá lâu mà không liên lạc được vợ có quyền tuyên bố mất tích theo khoản 1 điều 68 Bộ luật Dân sự: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Trước tiên vợ cần thực hiện các biện pháp thông báo, tìm kiếm chồng theo quy định của tố tụng dân sự. Nếu vẫn không có tin tức, sau hai năm người vợ có thể yêu cầu tòa án nơi hai người cư trú tuyên bố người chồng mất tích và tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn.