Xin chào Luật sư X. Tôi hiện đang là Đảng viên, công tác tại ủy ban nhân dân xã. Tôi thấy rằng hiện nay tình trạng có con ngoài giá thú, sinh con không trong thời ký hôn nhân tồn tại rất nhiều. Đặc biệt tồn tại tình trạng người đã có gia đình ngoại tình rồi có con ngoài giá thú nên có thắc mắc về hình thức xử phạt khi Đảng viên ngoại tình sẽ như thế nào? Trong trường hợp, Đảng viên có con trước hôn nhân sẽ xử lý ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Đảng viên có nhiệm vụ gì?
Theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên có nhiệm vụ sau:
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
- Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Xử lý Đảng viên có con trước hôn nhân như thế nào?
Hiện nay, theo quy định của Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định… của Đảng chưa có quy định nào về việc xử lý kỷ luật Đảng viên độc thân sinh con mà không đăng ký kết hôn. Do đó, khi Đảng viên có con ngoài giá thú khi đang độc thân sẽ không bị xử lý Đảng.
Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp khi một trong hai bên hoặc cả hai bên đã đăng ký kết hôn với người khác mà phát sinh quan hệ và có con ngoài giá thú thì hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW, nếu Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự, vi phạm chế độ một vợ, một chồng có thể hiểu như sau:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Trong đó, việc chung sống như vợ chồng với người khác được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC như sau:
– Đối tượng: Người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác; chưa có vợ, chồng nhưng chung sống với người mình biết rõ đang có chồng, có vợ như một gia đình;
– Được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ, chồng; Có tài sản chung đã được giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Như vậy, có thể thấy rằng việc có con ngoài giá thú là một trong những biểu hiện của hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Đây là một trong những hành vi Đảng viên không được làm và có thể bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.
Kỷ luật đảng viên quan hệ bất chính như thế nào?
Căn cứ theo quy dịnh tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đảng viên có quan hệ bất chính
Hành vi này có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm chế độ một vợ, một chồng” theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Ngoài ra hành vi vi phạm “chế độ hôn nhân một vợ, một chồng” đối với một người Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, cần xử lý kỷ luật nghiêm khắc theo đúng quy định của Đảng. Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm cụ thể như sau: căn cứ điểm a, khoản 3, điều 24, Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm.
Theo đó “Hành vi vi phạm chế độ nhân hôn một vợ, một chồng” thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ. Theo quy định, khi đảng viên có quan hệ bất chính sẽ bị xử phạt hành chính, khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, với tư cách là một đảng viên sẽ bị kỷ luật theo quy định của Đảng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định đối với đảng viên từ trần
- Mất thẻ đảng viên bị xử lý như thế nào?
- Mất thẻ đảng viên có bị kỷ luật không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xử lý Đảng viên có con trước hôn nhân năm 2022 như thế nào?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trích lục hồ sơ đất đai hay hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Quy định số 22-QĐ/TW năm 2021 cũng nêu rõ các hình thức kỷ luật của Đảng, cụ thể: Đối với tổ chức đảng gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán; Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; Đối với đảng viên dự bị gồm: Khiển trách, cảnh cáo.
Căn cứ theo khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về những trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật như sau:
“Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
[…] 14. Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật:
a) Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật.
b) Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật.
c) Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
d) Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định.
đ) Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
e) Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.”
Các cơ quan có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên gồm:
– Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương
– Ban thường vụ cấp uỷ
– Ban Chấp hành Trung ương
– Bộ Chính trị, Ban Bí thư
– Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên.