Xin chào Luật sư X, tôi và chồng ly hôn từ năm 2018, có 1 đứa con chung 5 tuổi hiện đang ở với tôi, khi ly hôn đã giải quyết và chia rõ ràng về nghĩa vụ tài sản và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái. Tuy nhiên, hiện chồng cũ đã có gia đình mới nên anh ta bắt đầu từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng cho con làm tôi rất bức xúc. Nghe lời khuyên từ bạn bè thì tôi nên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để khởi kiện anh ta vì không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và sau khi Tòa án thụ lý và giải quyết hộ. Vậy nếu Tòa án giải quyết vấn đề của tôi thì đây có phải là bản án ly hôn cấp dưỡng không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết “Bản án ly hôn cấp dưỡng là gì?” sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Bản án ly hôn cấp dưỡng là gì?
Ly hôn là thuật ngữ không còn quá xa lạ.
Tuy nhiên, thực hiện thủ tục ly hôn như thế nào, kết quả nhận được sau khi giải quyết thủ tục này là gì thì không phải ai cũng biết.
Bản án ly hôn cấp dưỡng là một trong những kết quả của quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền mà đương sự có thể nhận được.
Nếu một bên có yêu cầu ly hôn đơn phương và tranh chấp về nghãi vụ cấp dưỡng và được Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn đó
… thì kết thúc thủ tục ly hôn, Tòa án sẽ ra bản án với nội dung đồng ý cho ly hôn và giải quyết các vấn đề con chung, tài sản chung của vợ chồng.
Từ thời điểm bản án này có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân đó chấm dứt.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp giải quyết ly hôn sẽ nhận được bản án ly hôn.
Nếu cả hai vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết ly hôn hoặc một người có yêu cầu nhưng tại phiên hòa giải, cả hai thống nhất về các nội dung để ly hôn thì Tòa án có thể lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng thống nhất ly hôn và Thẩm phán giải quyết ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trường hợp này không ban hành bản án về việc giải quyết ly hôn.
Tuy vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn cũng có giá trị pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giống như bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật.
Ai có quyền ban hành bản án ly hôn?
Bản án ly hôn là một loại văn bản tố tụng.
Trong đó thể hiện phán quyết của Tòa án về các nội dung có liên quan đến việc đồng ý hay không đồng ý cho vợ chồng ly hôn, các vấn đề con chung, tài sản chung, nợ chung mà vợ, chồng có yêu cầu sẽ giải quyết như thế nào.
Vì là văn bản pháp lý quan trọng nên chỉ có những chủ thể được pháp luật quy định mới được quyền ban hành bản án ly hôn.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền ban hành bản án ly hôn thuộc về Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đó.
Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra bản án và Hội đồng xét xử vụ án ly hôn đó tuyên đọc bản án ly hôn trong phần tuyên án tại phiên tòa.
Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng hiện nay ra sao?
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình
Hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
– Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng tại mục 4.3.
– Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định.
– Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Giải quyết việc trốn tránh cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
* Trường hợp việc cấp dưỡng nuôi con được vợ chồng tự thỏa thuận trước khi ly hôn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, trong trường hợp bên không trực tiếp nuôi dưỡng con cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã được các bên thỏa thuận trước đó, thì bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án buộc người đó thực hiện nghĩa vụ này.
Việc yêu cầu Tòa án giải quyết sẽ được thực hiện thông qua một vụ kiện tranh chấp về cấp dưỡng tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng cư trú hoặc làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân của cha/mẹ.
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của cha/mẹ.
– Quyết định/ Bản án ly hôn.
– Chứng cứ chứng minh thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Bản sao có chứng thực giấy sinh của con.
Án phí: Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, người yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng không phải nộp tiền tạm ứng án phí nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì phải chịu án phí.
* Trường hợp việc cấp dưỡng nuôi con được Tòa án tuyên trong bản án ly hôn.
Theo quy định của pháp luật, Bản án, quyết định về cấp dưỡng của Tòa án có giá trị thi hành ngay sau khi ban hành, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con được Nhà nước khuyến khích tự nguyện thi hành. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng đủ điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.
Để yêu cầu thi hành án, người trực tiếp nuôi con hoặc người giám hộ cho con phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng cho con và nộp tại Chi cục thi hành án huyện hoặc Cục thi hành án tỉnh có trụ sở cùng địa bàn với Tòa án ra bản án, quyết định về cấp dưỡng.
Hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng bao gồm:
– Bản án hoặc quyết định của Tòa án có ghi nhận về cấp dưỡng
– Đơn yêu cầu thi hành án dân sự. Hoặc có thể trình bày bằng lời nói trực tiếp để cơ quan thi hành án lập biên bản.
– Tài liệu chứng minh người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang có tài sản để thi hành như: bảng lương; tài sản hiện hữu như nhà cửa hoặc xe hoặc tiền trong ngân hàng.
Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận được quyết định thi hành án, để tự nguyện thi hành cấp dưỡng (Điều 46 Luật Thi hành án Dân sự hiện hành). Nếu hết thời gian trên mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án. Chấp hành viên thực hiện cưỡng chế thi hành án cấp dưỡng bằng cách trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (như tiền lương, tiền công,..v.v).
Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với các thu nhập khác thì căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người con theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Bản án ly hôn cấp dưỡng là gì?“ Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tạm ngưng công ty; thành lập công ty hợp danh. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Bản án ly hôn là văn bản tố tụng có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, bản án ly hôn có hiệu lực khi nào? Giá trị của bản án này ra sao?
Đây là những thắc mắc thường thấy trên thực tế, gây khá nhiều khó khăn cho người dân.
Bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định mà không có yêu cầu kháng cáo, kháng nghị của chủ thể có quyền
… thì các nội dung có trong bản án như chấm dứt quan hệ hôn nhân, giải quyết quyền nuôi con chung, chia tài sản chung, nợ chung của vợ chồng được thực hiện theo quyết định của bản án.
Các nội dung đó chỉ mất giá trị khi có bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền thay thế nội dung đó.
Bản án ly hôn do Tòa án ở Việt Nam ban hành thì có giá trị trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp cần được công nhận và cho thi hành bản án đó ở nước ngoài thì người có yêu cầu cần làm thủ tục để được công nhận và cho thi hành bản án đó ở nước ngoài.
Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
– Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
Người thân thích;
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.