Xin chào Luật sư X. Tôi là Quỳnh Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Tôi xin được chia sẻ vấn đề của tôi như sau: Trong suốt nửa năm gần đây, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, bất đồng quan điểm. Cả hai hiện giờ không còn tiếng nói chung và đã sống ly thân được một thời gian. Chúng tôi có 2 đứa con nhỏ dưới 3 tuổi. Tôi và chồng tôi đều muốn giành quyền nuôi cháu. Tôi không biết rằng khi ly hôn, quyền nuôi 2 đứa con sẽ thuộc về ai? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Ly hôn là gì?
Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt. Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân nêu tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình:
Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Có thể thấy, chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.
Quyền cấp dưỡng nuôi con là gì?
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại khoản 24 Điều 3 giải thích rõ về cấp dưỡng:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này..”
Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ; quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con…”
Như vậy, cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con; sẽ đóng tiền hoặc tài sản khác nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không thể tự nuôi bản thân.
Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?
Pháp luật luôn ưu tiên sự thỏa thuận của các bên liên quan. Nếu khi ly hôn 2 vợ chồng tự thỏa thuận được việc nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn thì tòa án sẽ chấp nhận sự thỏa thuận đó. Ngược lại nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được, thì tòa án sẽ giao con cho 1 bên trực tiếp chăm sóc.
Việc tòa án giao con cho bên nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi của con, quyền lợi của con về mọi mặt hay nguyện vọng của con,… Trong đó độ tuổi của con có ảnh hưởng lớn nhất.
Pháp luật quy định con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi chỉ thuộc về người cha khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục hoặc có sự thỏa thuận khác của cha mẹ nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.
Điều kiện để mẹ được nuôi 2 đứa con dưới 3 tuổi khi ly hôn trong trường hợp này là người mẹ phải đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc cho cả 2 con. Nếu người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc cả 2 hoặc có thỏa thuận khác giữa 2 vợ chồng mà phù hợp với lợi ích của trẻ thì có thể sẽ có 1 trong 2 bé được giao cho người chồng nuôi dưỡng.
Hồ sơ ly hôn khi đã có 2 đứa con dưới 3 tuổi
Một bộ hồ sơ để tiến hành việc ly hôn bao gồm toàn bộ những loại giấy tờ sau:
- Bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn còn hiệu lực cho hai người
- Chứng minh thư nhân dân có thực hiện việc công chứng
- Sổ hộ khẩu của cả hai người
- Giấy khai sinh của cả hai đứa con nhỏ dưới 3 tuổi
- Đơn xin đơn phương/thuận tình ly hôn
Những giấy tờ trên bạn cần đặc biệt chú ý và nhớ rõ những giấy tờ nào Tòa yêu cầu bản gốc, những giấy tờ nào chỉ cần bản photo có thực hiện công chứng để tránh nhầm lẫn gây mất thời gian cũng như công sức đi lại
Thủ tục ly hôn khi đã có 2 đứa con dưới 3 tuổi thế nào?
Bước 1: Nộp toàn bộ hồ sơ tại Tòa án nhân dân tại khu vực cư trú của hai vợ chồng
Sau khi thực hiện và hoàn tất hồ sơ với những giấy tờ cần thiết đã được chuẩn bị trước đó ở trên, bạn tiến hành nộp đơn tại Tòa án nhân dân nơi mà hai bạn đang tiến hành sinh sống hoặc làm việc. Chú ý trước khi thực hiện việc đưa hồ sơ cho nhân viên Tòa án, hãy nhớ rõ kiểm tra kỹ và thực hiện việc rà soát lại tất cả các loại giấy tờ cần thiết để tránh mất nhiều thời gian.
Bước 2: Tòa án sẽ thực hiện việc xem xét và thông báo kết quả xử lý đơn, phối hợp cùng Luật sư để giải quyết
Hồ sơ sau khi nhận sẽ nhanh chóng được tiến hành chuyển qua văn phòng luật sư để tiến hành các bước phân tích, xem xét mức độ thực tế của sự việc để lựa chọn các phương án giải quyết thích hợp nhất.
Bước 3: Nộp các khoản chi phí sơ thẩm cùng toàn bộ các biên lai thu tiền cho bên phía tòa án
Đây hoàn toàn không phải là toàn bộ số tiền chi trả cho toàn bộ vụ đệ đơn ly hôn của bạn. Mức chi phí bạn thực hiện đóng ở đây là chi phí tạm thời để tòa án cấp sơ thẩm chuẩn bị cho vụ kiện. Mức độ chi phí đương nhiên cũng sẽ tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau và số chi phí còn lại nghiễm nhiên sẽ được tòa thông báo tới phía bạn sau.
Chú ý sau khi thực hiện đóng tiền nhớ giữ lại toàn bộ biên lai để đảm bảo chứng thực cho phía tòa án rằng mình đã hoàn toàn thực hiện đóng phí cho đơn tòa.
Bước 4: Triệu tập cả 2 bên vợ chồng
Mục đích chính của việc triệu tập cả hai vợ chồng với mong muốn là thực hiện hàn gắn lại gia đình. Nhiều trường hợp đã thành công sau khi tiến hành hòa giải với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp hai vợ chồng không hoàn toàn đồng ý với phương án hòa giải của tòa thì Tòa sẽ thực hiện đưa đến bước cuối cùng.
Bước 5: Trực tiếp thực hiện việc xét xử sơ thẩm
Sau khi không thể thực hiện giải quyết bằng các phương pháp hòa giải, 2 vợ chồng sẽ được trực tiếp thực hiện xét xử sơ thẩm để đi đến các quyết định cuối cùng.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Ly hôn khi có 2 đứa con dưới 3 tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên; thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp, tư vấn về vấn đề công ty tạm ngừng kinh doanh, thủ tục tạm ngưng công ty; quản lý mã số thuế cá nhân. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
Thứ hai, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thứ ba, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Thứ tư, chủ thể có thẩm quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo quy định tại điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, điều kiện thuận tình ly hôn như sau:
Hai bên tự nguyện ly hôn
Thoả thuận về việc phân chia tài sản
Thoả thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ bắt buộc. Do đó, nếu không cấp dưỡng cho con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.