Khai sinh là việc xác định sự ra đời của một đứa trẻ. Theo đó, để đăng ký khai sinh cho một đứa trẻ cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và phải được thực hiện theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. Vậy theo quy định, Đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ có được không? Thủ tục đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ? Bài viết “Đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ như thế nào?” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký khai sinh là gì?
Đăng ký khai sinh là việc đăng ký sự kiện sinh (ra đời) cho một đứa trẻ mới được sinh ra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về nội dung đăng ký khai sinh như sau:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
– Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
-Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ có được không?
Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được khai sinh, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Vì hiện tại mẹ của bé không có giấy tờ tùy thân nên có thể thực hiện việc khai sinh cho bé theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP để đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
“Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.”
Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định; phần khai về mẹ trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh của trẻ em để trống.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ như thế nào?
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);
+ Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Bước 1. Người đăng ký khai sinh chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh
- Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
- Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu; chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân; giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân.
Bước 2. Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch quy định:
- Nếu người cha; mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống; làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú); thì UBND cấp xã; nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha; mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
- Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
- Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha; mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài; người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha; người mẹ
Như vậy, trong trường hợp trên việc tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi mẹ bé đăng ký thường trú.
Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy khai sinh
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên; nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp; công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
Trường hợp chưa xác định được cha mà xác định về mẹ thì đăng ký theo mẹ và phần cha trong giấy khai sinh, sổ hộ tịch để trống. Còn nếu xác định được cha vào thời điểm nhận con thì phải thực hiện thủ tục nhận con và thực hiện thủ tục khai sinh;
Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc.
Một số lưu ý khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
+ Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
+ Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em.
+ Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Đăng ký khai sinh cho người không có giấy tờ như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới giải thể doanh nghiệp, tạm ngưng công ty, xin giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép bay flycam… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Nơi cư trú của trẻ được xác định theo quy định tại điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú năm 2006 về nơi cư trú của người chưa thành niên. Theo đó, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
+ Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);
+ Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Tại Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 quy định thời hạn giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như sau:
Giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Như vậy, trường hợp của chùa mình sẽ tiến hành báo Ủy ban nhân dân xã để tiến hành lập biên bản và có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ nếu như không có ai đến nhận.