Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy khi cá nhân chết để lại di chúc cho người nước ngoài liệu người nước ngoài có được hưởng thừa kế đất theo di chúc? Hãy cùng phòng tư vấn luật đất đai của Luật sư X làm rõ nhé.
Căn cứ pháp luật.
Nội dung tư vấn.
Có được lấp di chúc để di sản cho người nước ngoài?
Căn cứ điều 626 Bộ luật dân sự 2015; người lập di chúc có quyền sau đây:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, người lập di chúc có quyền để lại di sản của mình cho bất kỳ ai mà họ muốn; không phân biệt người nhận di sản là người nước ngoài hay người Việt Nam. Tuy nhiên cần lưu ý để di chúc hợp pháp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Căn cứ điều 630 bộ luật dân sự 2015:
Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Trọng các trường hợp cụ thể khác cần tuân thủ theo hướng dãn chi tiết của pháp luật.
Người nước ngoài có được hưởng thừa kế đất theo di chúc?
Theo quy định pháp luật không cấm người nước ngoài hưởng di sản thừa kế của người việt nam để lại; di sản thừa kế nằm trên lãnh thổ Việt nam. Đối với di sản là bất động sản ở Việt Nam, theo quy định người nước ngoài không được sở hữu bất động sản tại Việt Nam; không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Tuy nhiên, họ vẫn có quyền hưởng giá trị của di sản thừa kế và thực hiện nghĩa vụ của người đẻ lại di chúc.
Quyền của người nước ngoài khi được hưởng di sản là bất động sản.
Căn cứ quy định tại điều 86 luật đất đai 2013; Người nước ngoài khi được hưởng thừa kế nhà có các quyền sau đây:
Người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
- Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
- Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.
Ngoài ra họ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bài viết xem thêm.
Chia di sản thừa kế theo di chúc đúng quy định pháp luật.
Quy định thừa kế quyền sử đất theo pháp luật hiện hành
Các trường hợp người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Căn cứ điều 159 luật nhà ở 2014, người nước ngoài được sở hữu nhà là các đối tượng sau:
Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Căn cứ điều 160 luật nhà ở 2014, ta có các quy định sau:
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này; thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi; miễn trừ ngoại giao; lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Theo quy định pháp luật; Người nước ngoài được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ theo quy định của pháp luật; cá nhân nước ngoài có thể kết hôn với công dân Việt Nam; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà; để trở thành đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam.
Người nước ngoài khi được hưởng di sản là đất tại Việt Nam theo di chúc; cần thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện quyền thừa kế của mình và thực hiện nghĩa vụ với người để lại di sản.
Căn cứ khoản 1 điều 161 luật nhà ở 2014; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam có quyền bán các căn hộ trung cư thuộc sở hữu của mình.