Chào Luật sư, cha mẹ tôi có hứa sẽ để lại mảnh đất của gia đình cho tôi để sau này tôi lập gia đình và làm ăn, nhưng tết vừa rồi trong lúc tôi đi làm ăn xa cha mẹ tôi đã bán đất mà không hỏi ý kiến tôi. Luật sư cho tôi hỏi Cha mẹ bán đất con không đồng ý có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Cha mẹ bán đất con không đồng ý có được không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Cha mẹ bán đất con không đồng ý có được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng chuyển nhượng nếu đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Nói cách khác, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cha mẹ cần sự đồng ý của các con nếu như những người con đó có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ.
Bên cạnh đó, những trường hợp sau đây thì cha mẹ hoàn toàn có quyền chuyển nhượng mà không cần sự đồng ý của các con:
– Quyền sử dụng đất là tài sản chung của cha mẹ.
– Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cha, mẹ.
Trường hợp bán đất không cần sự đồng ý của con
Cha mẹ có quyền bán đất mà không cần sự đồng ý từ con cái trong các trường hợp sau:
Quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi vợ chồng cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản thì khi xác lập các giao dịch dân sự thì phải có sự đồng ý, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của cả hai vợ chồng.
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng: Trong trường hợp là tài sản riêng thì đương nhiên quyền định đoạt hoàn toàn thuộc về riêng của người có tài sản.
Chính vì vậy mà khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản riêng thì chỉ cần sự đồng ý và chữ ký của người có tài sản mà không cần xét đến ý chí của con cái.
Hậu quả pháp lý khi bán đất không cho con biết
Trường hợp cha mẹ tự ý chuyển nhượng đất của hộ gia đình mà không cho con biết hoặc cho biết nhưng vẫn chuyển nhượng dù không có sự đồng ý của con cái thì việc chuyển nhượng đó sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu nếu có yêu cầu tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định.
Khi Tòa án tuyên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì các bên chuyển nhượng phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và bồi thường nếu bên có lỗi gây thiệt hại cho bên còn lại (theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015).
Riêng trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cha mẹ hoặc riêng của cha hoặc của mẹ thì cha mẹ hoàn toàn có quyền tự quyết định mà không cần đến sự đồng ý của con; đồng thời con cái cũng không có quyền ngăn cản hay gửi đơn lên Tòa án tuyên việc chuyển nhượng đó vô hiệu. Nói cách khác, trường hợp này việc chuyển nhượng vẫn có hiệu lực (không có hậu quả gì).
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Cha mẹ bán đất con không đồng ý có được không? Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Người sử dụng là đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp.
Trong đó, người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) phổ biến nhất là hộ gia đình, cá nhân.
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, con cái có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ nếu:
– Có quan hệ huyết thống (con đẻ), nuôi dưỡng (con nuôi);
– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Cùng nhau đóng góp, cùng nhau tạo lập nên quyền sử dụng đất.
Vì có chung quyền sử dụng nên sẽ có đầy đủ các quyền như chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất.
Theo quy định pháp luật đối với vấn đề sở hữu tài sản được chia thành ba loại: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
Khi nhà ở thuộc diện sở hữu riêng của cá nhân thì căn cứ vào quy định tại Điều 206 Bộ luật dân sự thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Do đó, khi thuộc trường hợp nhà là sở hữu riêng của cha, mẹ thì khi bán nhà không cần sự đồng ý của con cái.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014 / NĐCP, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản liền kề phải do người được chỉ định ký trên giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015 / TTBTNMT nêu rõ:
“Người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/ NĐCP được Chỉ ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất khi đã được sự đồng ý của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất. các văn bản, tài liệu này đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. »
Như vậy, khi cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình đang sử dụng đất thì cha mẹ chỉ được chuyển nhượng nếu được các thành viên khác có cùng quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản có công chứng, chứng thực.
Lưu ý: Mặc dù giấy chứng nhận được cấp cho hộ gia đình nhưng không có nghĩa là tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều có quyền sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho đất. Quyền sử dụng đất chỉ được chia khi có đủ các điều kiện, cụ thể:
Khoản 29 Mục 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống. Luật Hôn nhân và Gia đình, chung sống và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm giao đất, cho thuê đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
Như vậy, các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện sau đây:
– Có quan hệ hôn nhân, vợ chồng, nuôi dưỡng (cha nuôi với con nuôi) .
– Chung sống tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (nếu con sinh ra sau ngày được cấp giấy chứng nhận thì không có chung đất quyền sử dụng.).
– Quyền sử dụng đất chung.