Khác so với kết hôn với những người thông thường, khi muốn kết hôn với bộ đội, công an, chúng ta phải trải qua quá trình thẩm tra lý lịch ba đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định này, cũng như cách thức thực hiện chúng. Cụ thể như cách viết lý lịch tự khai kết hôn với bộ đội như thế nào? Ai thẩm tra lý lịch kết hôn với bộ đội? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để được giải đáp nhé!
Căn cứ pháp lý
Ai thẩm tra lý lịch kết hôn với bộ đội
Đối tượng kết hôn của bộ đội đều phải tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời.
Và việc tiến hành thẩm tra ở đây sẽ do Phòng Tổ chức cán bộ cơ quan, đơn vị bộ đội đang công tác tiến hành thực hiện.
Người dự định kết hôn với bộ đội gửi bản kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình gửi Phòng Tổ chức cán bộ, những đối tượng bị thẩm tra bao gồm:
- Đời thứ nhất bao gồm ông, bà trong đó có cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Đời thứ hai bao gồm cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu ruột (anh, chị, em ruột của cha, mẹ).
- Đời thứ ba bao gồm bản thân đối tượng kết hôn và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
Lưu ý: Kể cả trường hợp gia đình đối tượng kết hôn có Đảng viên thì vẫn phải thẩm tra lý lịch ba đời.
Điều kiện kết hôn với bộ đội
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Ngoài ra, để kết hôn với bộ đội cần phải đáp ứng thêm các điều kiện:
- Gia đình không được có ai tham gia Ngụy quân, Ngụy quyền hoặc làm tay sai cho chế độ phong kiến.
- Gia đình không được có ai có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
- Về tôn giáo: Không tham gia tôn giáo.
- Về quốc tịch: Buộc quốc tịch phải là Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam cũng không đủ điều kiện kết hôn.
- Về dân tộc: Trong gia đình không được có người là dân tộc Hoa.
Thời gian thẩm tra lý lịch kết hôn với bộ đội
Thời gian tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh đối với bản thân và gia đình người mà bộ đội dự định kết hôn tại nơi sinh sống và nơi làm việc trong khoảng thời gian từ 02 đến 04 tháng.
Tuỳ vào sắp xếp của đơn vị và tùy vào mức độ phức tạp của lý lịch các đối tượng họ hàng trong phạm vi ba đời của đối tượng kết hôn.
Sau khi thẩm định lý lịch, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ ra quyết định có đủ điều kiện đáp ứng việc đồng ý kết hôn hay không.
- Nếu đồng ý thì sẽ gửi quyết định về đơn vị nơi bộ đội đang công tác, phục vụ.
- Nếu không đồng ý thì trả lời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do vì sao.
Cách viết lý lịch tự khai kết hôn với bộ đội như thế nào?
Về cơ bản, lý lịch kết hôn với bộ đội viết khá đơn giản, tuy nhiên bạn cần phải chỉn chu trong các thông tin của mình. Trong đó, mẫu sơ yếu lý lịch này sẽ chia thành 3 phần gồm lý lịch cá nhân, hoàn cảnh cá nhân và hoàn cảnh gia đình. Cụ thể, cách viết từng phần trong sơ yếu lý lịch kết hôn với bộ đội như sau:
Thông tin cá nhân
Trong mục này, bạn chỉ cần liệt kê tất cả những thông tin về bản thân mình – tức người sẽ kết hôn với bộ đội, gồm có:
– Họ tên: Tương tự như sơ yếu lý lịch thông thường, viết chữ in hoa có dấu, đầy đủ họ tên theo giấy khai sinh của bạn.
– Giới tính: Giới tính giống như trên giấy khai sinh của bạn, nam thì ghi “nam”, còn nữ thì ghi “nữ”.
– Ngày tháng năm sinh: Ghi theo ngày tháng năm sinh của bạn theo chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, ghi đủ ngày, tháng, năm.
– Nơi sinh: Tương tự, nơi sinh ghi giống như trong giấy khai sinh của bạn.
– Dân tộc: Bạn là dân tộc gì thì ghi dân tộc đó, giống với 54 dân tộc của Việt Nam như Kinh, Tày, Nùng, Dao…
– Quốc tịch: Như đã nói ở trên, để có thể kết hôn với bộ đội thì bạn cần có quốc tịch Việt Nam, vì vậy quốc tịch sẽ ghi là Việt Nam.
– Nghề nghiệp: Ghi rõ nghề nghiệp, ngành nghề mà bạn đang làm việc hiện tại, ví dụ như giáo viên.
– Nơi công tác: Địa chỉ nơi bạn đang làm việc, công tác, bao gồm cả tên cơ quan, công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
– Quê quán: Quê quán của bạn ở đâu thì bạn ghi ở đó, có thể dựa vào chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu để viết mục này.
– Thông tin giấy tờ cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ hợp lệ khác, gồm số, ngày cấp và nơi cấp các giấy tờ này.
Hoàn cảnh cá nhân
Như vậy, phần thông tin cá nhân chỉ bao gồm các nội dung đơn giản, bạn chỉ cần viết đầy đủ các thông tin của mình. Sau đó, bạn cần phải nêu rõ hoàn cảnh cá nhân của bản thân mình. Trong đó, ghi rõ từ 15 tuổi tới nay thì bạn làm gì, ghi theo từng mốc thời gian, giai đoạn, ví dụ như năm 20xx-20xy, học THPT ABC.
Tiếp đó, bạn cần ghi rõ tình trạng hôn nhân của bản thân, đang độc thân hay đã từng kết hôn… Nếu bạn đã từng lấy chồng, lấy vợ thì ghi rõ thông tin của chồng cũ, vợ cũ gồm họ tên và nơi cư trú. Bạn cũng cần giải thích lý do vì sao mình ly hôn với người cũ.
Hoàn cảnh gia đình
Giống như trong sơ yếu lý lịch xin việc, mẫu sơ yếu lý lịch kết hôn với bộ đội cũng cần phải kê khai thông tin về gia đình của người viết. Tuy nhiên, đây là lý lịch 3 đời nên bạn cần kê khai chi tiết các thông tin của từng thành viên trong gia đình, gồm có:
– Thông tin ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ: Gồm họ tên, ngày tháng năm sinh của từng người, đồng thời liệt kê các thông tin của ông, bà, cha, mẹ bạn như: Dân tộc, quê quán, quốc tịch, nơi cư trú…
– Thông tin anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của từng người và bao gồm cả nơi cư trú.
Tiếp đến, bạn cam đoan những thông tin nêu trong lá đơn là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có bất kỳ thông tin sai sót nào sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Cuối cùng, bạn đừng quên ký, ghi rõ họ tên của mình và ghi đúng địa chỉ, ngày tháng năm viết sơ yếu lý lịch.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu lý lịch tự khai kết hôn với công an mới năm 2022
- Tại sao phải theo đạo khi kết hôn với người trong đạo?
- Năm 2022, Đảng viên kết hôn với người nước ngoài có được không?
- Những loại giấy tờ quan trọng sắp bị “khai tử”
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cách viết lý lịch tự khai kết hôn với bộ đội như thế nào?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất; khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Do tính chất đặc thù của công việc có liên quan đến bảo vệ an ninh tổ quốc nên các điều kiện để kết hôn với bộ đội sẽ có phần khắt khe và phải được thẩm định nghiêm ngặt hơn đối với lý lịch của đối tượng kết hôn.
Bộ đội, công an thuộc quyền quản lý của Nhà nước, do đó đòi hỏi họ cần phải luôn nghiêm túc, thực thi tốt công việc, bởi vậy mà cũng có những yêu cầu nhất định với ngành nghề này.
Việc thẩm tra lý lịch khi đăng ký kết hôn với bộ đội sẽ do Phòng tổ chức Cán bộ thực hiện và các bên sẽ không mất chi phí có việc thẩm tra lý lịch này.
Theo quy định hiện hành, việc thẩm tra lý lịch sẽ được tiến hành đối với cả bố và mẹ của người kết hôn với bộ đội. Trường hợp bạn đưa ra là bố, mẹ bạn đã ly hôn tuy nhiên, sự kiện ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ vợ – chồng mà không làm chấm dứt quan hệ cha – con, do đó, thẩm tra lý lịch vẫn tiến hành đối với bố của bạn dù bố mẹ bạn đã ly hôn.