Xin chào Luật sư X. Tôi và một vài người bạn có thăm được một mảnh đất có vị trí khá tốt, ở trung tâm để mở quán làm ăn kinh doanh nên chúng tôi sự định sẽ chung vốn mua mảnh đất đó. Tôi có thắc mắc rằng hợp đồng góp vốn mua đất có cần phải công chứng không? Trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn như thế nào? Tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Những rủi ro thường gặp khi góp vốn mua chung mảnh đất
- Trường hợp chỉ có một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những người khác không đứng tên, cũng không có văn bản thỏa thuận về việc góp vốn mua đất thì sẽ bị mất quyền lợi nếu người kia gian dối, không thừa nhận việc góp vốn.
- Khi khai thác quyền sử dụng đất, nếu muốn chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải có sự đồng ý của tất cả. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều người không thông qua ý kiến cho phép của tất cả người có quyền đối với thửa đất đó và dẫn đến tranh chấp.
- Tuy trên thực tế có tồn tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên của nhiều người cùng góp tiền mua đất, nhưng khi khai thác quyền sử dụng đất lại không xác định được giới hạn của quyền khai thác trong mảnh đất đã mua và dễ xảy ra tranh chấp.
- Thủ tục tách thửa, tách sổ khi góp vốn mua đất không hề dễ dàng. Trường hợp mảnh đất sở hữu chung có diện tích quá nhỏ thì sẽ không thể tiến hành thủ tục tách được thửa đất.
Hợp đồng góp vốn mua đất có cần công chứng không?
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng này có thể được xác lập bằng hành vi, lời nói và văn bản, nhưng không phải dưới một hình thức nhất định.
Hiện nay, theo quy định của Luật Dân sự, hợp đồng góp vốn (tiền) mua đất phải có công chứng. Nhưng thực tế, trong hợp đồng góp vốn mua đất, mỗi bên góp giá trị rất lớn. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của bản thân khi xảy ra tranh chấp, bạn vẫn nên đi công chứng, chứng thực.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hợp đồng góp vốn mua đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất
Các phương thức giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo Điều 202, 203 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- Tự hoà giải. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Trường hợp các bên đã tiến hành hòa giải nhưng không thể thống nhất thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được giải quyết.
- Trường hợp không thể giải quyết ở Ủy ban nhân dân cấp xã, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ, tài liệu để bảo vệ quyền lợi khi có tranh chấp
- Hợp đồng, thỏa thuận góp tiền mua đất: Đây là chứng cứ quan trọng chứng minh quyền đối với quyền sử dụng đất;
- Nhân chứng đã chứng kiến việc góp vốn mua đất;
- Các đoạn ghi âm, ghi hình về quá trình góp tiền mua đất.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp Hợp đồng góp vốn mua đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm Đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo;
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
Bước 4: Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai; thực hiện các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ khác;
Bước 5: Tòa án mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố chứng cứ;
Bước 6: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất năm 2022“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục mua bán đất hay download hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hợp đồng này. Tuy nhiên có thể hiểu hợp đồng góp vốn mua đất là văn bản được các bên tham gia thỏa thuận, ký kết với mục đích góp vốn hợp tác mua bán đất để thu về lợi nhuận cho các bên dựa trên ý kiến đồng nhất giữa các bên hoặc theo quy định pháp luật.
Một hợp đồng chung vốn mua đất chuẩn xác cần có đầy đủ những nội dung như sau:
Thông tin của các bên tham gia góp vốn như họ và tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, hộ khẩu thường trú,…
Tổng giá trị vốn góp và tỷ lệ góp vốn của mỗi bên tham gia
Tài sản góp vốn (dưới các hình thức như tiền, vàng hoặc tài sản có giá trị tương đương)
Hình thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt, tài sản, loại tiền tệ,…)
Cách giải quyết tranh chấp
Mục đích góp vốn
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
Thời hạn góp vốn
Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, nhằm phòng tránh tối đa các rủi ro, các bên cần lập thành văn bản hoặc mang đến công chứng tại các văn phòng, cơ quan hành nghề công chứng. Nội dung của hợp đồng do các bên liên quan tự thỏa thuận nhưng không được trái với quy định về chữ viết, hình thức giao kết, nội dung giao kết… của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, khi soạn thảo hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý một số nội dung như sau:
Các bên cần thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể của từng bên, phân chia lợi nhuận rõ ràng của mỗi bên được hưởng khi hợp tác đầu tư, kinh doanh. Thêm vào đó, hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể để ràng buộc các bên tham gia và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ ra chính xác cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi xảy ra mâu thuẫn.
Thỏa thuận kỹ càng các điều khoản liên quan đến tài chính khi hợp tác và quá trình xử lý tài sản sở hữu chung, khai thác giá trị tài sản, nêu rõ về phương thức chấm dứt hợp tác và những lựa chọn xử lý tài sản khi hợp tác kết thúc.
Thỏa thuận rõ ràng về việc chỉ mua bán đất đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về dân sự, đất đai, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến góp vốn mua bán đất.
Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, các bên tham gia vì không thể lường trước rủi ro, nên soạn thảo các quy định để bổ sung, sửa đổi hợp đồng nhằm cùng thỏa thuận về các vấn đề có thể sinh ra trong quá trình thực hiện hợp đồng,…