Xin chào Luật sư X. Tôi là Hoàng An, tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Tôi hiện đang là giáo viên tại Vĩnh Phúc, do mới bước chân vào nghề không lâu nên tôi không biết quy định pháp luật liên quan đến chế độ nghỉ của viên chức. Cụ thể là về chế độ nghỉ không hưởng lương của giáo viên như thế nào? Điều kiện giáo viên được nghỉ không lương là gì? Giáo viên được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Trường hợp nào giáo viên nghỉ không hưởng lương? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Chế độ nghỉ không hưởng lương của giáo viên” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Trường hợp nào giáo viên nghỉ không hưởng lương?
Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động 2012, BLLĐ năm 2019 tiếp tục quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;
- Anh, chị, em ruột chết;
- Cha hoặc mẹ kết hôn;
- Anh, chị, em ruột kết hôn.
Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.
Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.
Trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương
Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;- Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;- Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.
So với Bộ luật Lao động 2012, BLLĐ năm 2019 đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.
Theo quy định hiện nay, con nuôi hợp pháp có quyền và nghĩa vụ tương đương với con đẻ. Do đó, việc bổ sung các trường hợp này là thực sự cần thiết.
Điều kiện giáo viên được nghỉ không lương
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được hưởng các chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Nếu viên chức không nghỉ hoặc không nghỉ hết số ngày nghỉ này thì được thanh toán tiền cho những ngày không nghỉ.
Ngoài ra, nếu viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu thì có thể được gộp ngày nghỉ phép:
– Gộp số ngày nghỉ phép của hai năm để nghị một lần;
– Gộp số ngày nghỉ phép của ba năm để nghỉ một lần. Trong trường hợp này, viên chức phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Đặc biệt: Với các lĩnh vực đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định riêng.
Về việc nghỉ không hưởng lương, khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức nêu rõ:
Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ quy định này, viên chức hoàn toàn được nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên, khi nghỉ không hưởng lương thì viên chức phải đáp ứng hai điều kiện sau đây:
– Có lý do chính đáng;
– Được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Chế độ nghỉ không hưởng lương của giáo viên
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi
“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”
Như vậy, nếu giáo viên đó có nguyện vọng xin nghỉ không hưởng lương và được hiệu trưởng đồng ý thì việc nghỉ không hưởng lương của giáo viên đó không trái với quy định của pháp luật.
Giáo viên được nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?
Vì chế độ nghỉ của viên chức thực hiện theo pháp luật về lao động. Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, viên chức được nghỉ việc riêng và không hưởng lương trong thời gian 01 ngày, phải thông báo với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp:
- Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết;
- Cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Khi có thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập để nghỉ không hưởng lương.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, viên chức còn được nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Cụ thể, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Nếu giáo viên nghỉ đủ thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm thì theo Điều 29 Luật BHXH, giáo viên còn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày trong một năm do sức khỏe chưa phục hồi. Thời gian này gồm cả ngày lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần.
Số tiền giáo viên nhận được do hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả mà không phải từ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, giáo viên được nghỉ không lương tối thiểu 01 ngày nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, tối đa không giới hạn số ngày nếu thỏa thuận được với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp do có lý do chính đáng.
Ngoài ra, viên chức cũng được nghỉ tối thiểu 30 ngày và tối đa bằng số thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội mà không hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập mà từ cơ quan bảo hiểm xã hội.
Có thể bạn quan tâm
- Năm 2022 khi nghỉ không lương có được tính phép năm hay không?
- Không ký hợp đồng thử việc có được trả lương không năm 2022?
- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Chế độ nghỉ không hưởng lương của giáo viên”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn, trích lục đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân, thủ tục kết hôn với người nước ngoài, xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh, Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Theo căn cứ khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định khi giáo viên không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Do đó, nếu giáo viên nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động lẫn giáo viên đều không phải đóng BHXH cho tháng đó.
Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của giáo viên dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và giáo viên đều phải tham gia BHXH đầy đủ.
Theo quy định luật lao động hiện nay, việc nghỉ không hưởng lương không được quy định chi tiết mà Luật phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng. Trừ những trường hợp người lao động nghỉ vì những lý do theo quy định tại khoản 2, Điều 116, Bộ luật lao động 2012 hoặc người sử dụng lao động và người lao động có những thỏa thuận khác.
Do đó ngoại trừ ngoại lệ ở trên người sử dụng lao động có quyền từ chối cho người lao động nghỉ không lương. Nếu người lao động tự ý nghỉ không lương thì có căn cứ người lao động vi phạm hợp đồng lao động. Khi đó người sử dụng lao động có thể căn cứ vào các quy định của pháp luật, quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng hoặc nội quy lao động để xử lý người lao động.
Trong trường hợp người thân trong gia đình chết hoặc kết hôn mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.
Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.