Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoa, hiện nay tôi đang là Đảng viên. Sắp tới thì tôi sẽ tái hôn với người yêu hiện tại, chúng tôi có bàn với nhau sẽ sinh thêm 2 đứa nữa, tuy nhiên thì trước đây tôi đã có một bé 5 tuổi với chồng cũ rồi. Không biết khi đã có con riêng mà tái hôn thì có thể được sinh 2 con nữa không, liệu điều đó có trái quy định của pháp luật hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi đảng viên đã có con riêng tái hôn có thể được sinh 2 con không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Đã có con riêng tái hôn có thể được sinh 2 con hay không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 1872/QĐ-BTP
- Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW
Tái hôn là gì?
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam không có định nghĩa cụ thể về tái hôn. Tuy nhiên theo cách từ điển Việt Nam thì “tái” có nghĩa lại một lần nữa, như: tái diễn, tái phát, tái sinh, tái sản xuất,… Còn“hôn” ở đây là chỉ hôn nhân.
Do đó từ tái hôn có thể hiểu là việc kết hôn một lần nữa của các cặp đôi đã ly hôn. Các cặp đôi này đã từng ly hôn và hiện giờ muốn tái hợp lại với nhau và đăng ký kết hôn lần nữa.
Đảng viên đã có con riêng tái hôn có thể được sinh 2 con không?
Tại Việt Nam, Nghị định 18/2011/NĐ-CP đã quy định như sau:
“Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
Như vậy, nếu cặp vợ chồng đã có con riêng là con đẻ thì có 2 trường hợp không bị coi là vi phạm quy định chính sách sinh một hoặc hai con. Cụ thể là:
+ Nếu một trong hai người có con riêng (con đẻ) thì được sinh một hoặc hai con.
+ Nếu cả hai người đều có con riêng (con đẻ) thì được sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Đối với Đảng viên, mặc dù pháp luật Việt Nam không cấm Đảng viên kết hôn lần hai những khi đã kết hôn lần hai thì chỉ có trường hợp nêu tại khoản 6 Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW Việc kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng sau đây, Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ không bị kỷ luật:
“Điều 2: Những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”
Đồng thời, tại Điều 10 Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW Thực hiện một số Điều của Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm cũng có quy định tương tự các quy định trên về những trường hợp sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm.
Do đó, hiện nay nếu Đảng viên đã có con riêng là con đẻ thì khi tái hôn, Đảng viên có thể sinh thêm con nếu thuộc các trường hợp sau:
– Một trong hai vợ chồng đã có con riêng và sau khi kết hôn lần hai sinh thêm một hoặc hai con nữa.
– Nếu cả hai vợ chồng đều đã có con riêng là con đẻ thì có thể sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trường hợp này không áp dụng với việc hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và hiện tại các con này đều đang còn sống.
Có thể nói, chỉ có hai trường hợp nêu trên, Đảng viên tái hôn sinh thêm con sẽ không vi phạm chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình và không bị kỷ luật. Điều này đồng nghĩa, nếu Đảng viên tái hôn thì sẽ được:
– Chỉ sinh thêm một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh: Cả hai vợ chồng đều đã có con riêng (con đẻ)
– Sinh thêm một con hoặc hai con: Một trong hai vợ chồng đã có con riêng từ trước khi tái hôn.
Như vậy, Đảng viên thuộc các trường hợp được phân tích trên, nếu sinh thêm con sẽ không bị kỷ luật. Tuy nhiên, được sinh thêm bao nhiêu con thì phụ thuộc vào từng trường hợp thực tế.
VD: Đảng viên lấy vợ đầu có 1 con riêng (con đẻ), sau đó ly hôn và kết hôn lần hai sinh được thêm hai con. Trong đó, người vợ thứ hai trước khi cưới chưa có con riêng thì Đảng viên này không bị coi là vi phạm và không bị kỷ luật.
Thủ tục tái hôn theo quy định hiện hành?
Thủ tục tái hôn được thực hiện tương tự như đăng ký kết hôn và được hướng dẫn tại Quyết định 1872/QĐ-BTP cụ thể như sau:
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại UBND cấp xã/huyện có thẩm quyền.
Lưu ý:
– Đối với kết hôn không có yếu tố nước ngoài đến UBND cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của một trong hai bên nam, nữ.
– Đến UBND cấp huyện khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, hai công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài…
(Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014)
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
Bước 3: Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
Bước 4: Ngay sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn.
Bước 5: Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Nếu các bên thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ và hướng dẫn các bên cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ, mỗi bên được nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn; số lượng bản sao Trích lục kết hôn được cấp theo yêu cầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đã có con riêng tái hôn có thể được sinh 2 con hay không?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: luật bay flycam như thế nào, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Có bắt buộc cấp dưỡng cho con riêng của vợ sau ly hôn không?
- Chồng có con riêng bên ngoài có cần cấp dưỡng không?
- Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Do tái hôn là thủ tục khi trước đây hai vợ chồng đã từng đăng ký kết hôn và sau đó ly hôn nên căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014, hồ sơ đăng ký kết hôn lại gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP).
– Giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ: CCMD/CCCD/hộ chiếu còn hạn.
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp) ví dụ: sổ hộ khẩu.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của địa phương, trong đó ghi rõ đã ly hôn và xin giấy xác nhận độc thân để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Con riêng cùng sống chung với bố dượng, mẹ kế có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với bố dượng, mẹ kế, chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế khi ốm đau, già yếu, tàn tật.
Con riêng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm bố dượng, mẹ kế.
Con riêng nếu đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế như đối với cha, mẹ đẻ thì được thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế khi bố dượng, mẹ kế chết.
Khi vợ, chồng cũ tái hôn cần đáp ứng những điều kiện được pháp luật quy định như nam, nữ lần đầu đăng ký kết hôn. Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong trường hợp tái hôn thì cặp đôi nam nữ cần chú ý đến các điều kiện sau:
Nam, nữ phải đủ độ tuổi kết hôn. Trong trường hợp tái hôn thì miễn nhiên điều kiện này đã thỏa mãn
Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ. Sự tự nguyện của cặp đôi nam nữ thể hiện họ mong muốn được kết hôn với người còn lại không bị tác động bởi bên thứ ba
Người kết hôn không phải là người mất năng lực hành vi dân sự. Quy định này logic với quy định về sự tự nguyện kết hôn. Bởi vì người mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự nguyện bày tỏ ý chí trong việc kết hôn
Người kết hôn phải là hai người khác giới
Việc kết hôn không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn. Trong điều kiện này các cặp đôi mong muốn tái hôn cần phải chú ý đến việc bên vợ cũ hoặc chồng cũ có đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp nào không. Nếu một bên đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp thì họ sẽ không tiến hành tái hôn được