Sổ xanh là một tên gọi cũng hay được nhắc đến bên cạnh sổ đỏ, sổ hồng, sổ trắng. Đây là những cái tên mà người dân quen gọi với các giấy tờ về quyền sử dụng đất dựa trên màu sắc của chúng. Nhưng với sổ xanh thì không phải ai cũng biết nó là gì? Một số thắc mắc bên cạnh loại sổ này như nó được cấp với trường hợp nào? Do ai cấp? Sỏ xanh có giá trị như sổ đỏ không? Sổ xanh có được tách, gộp sổ hay chuyển sang sổ đỏ được không? Để giúp bạn đọc hiểu hơn về sổ xanh cũng như giải đáp các thắc mắc ở trên, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Sổ xanh có tách sổ được không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Sổ xanh là gì?
Sổ xanh là gì? Đây là cuốn sổ màu xanh do lâm trường phát hành dành cho những người dân khai thác, quản lý và trồng rừng có thời hạn (hay còn gọi là hình thức cho thuê đất).
Từ đó có thể hiểu sổ xanh cũng chính là tên gọi khác của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng (đất lâm nghiệp). Khi hết thời hạn sử dụng đất, lâm trường sẽ nhận lại nếu nơi đó chưa có chủ trương giao lại đất cho người dân.
Đất lầm nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp, đây là lý do vì sao sổ xanh còn được gọi với một cái tên khác là sổ xanh đất nông nghiệp.
Theo quy định của Luật đất đai và Luật lâm nghiệp thì đất lâm nghiệp (hay đất rừng) được chia thành 3 loại, đó là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng với những quy chế pháp lí khác nhau. Mỗi một loại đất rừng đều được xác định với các mục đích khác nhau.
Cụ thể:
– Đất rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
– Đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất được trồng chủ yếu là cung cấp lâm sản. Nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra, nó cũng có thể kết hợp với mô hình rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
– Đất rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
Sổ xanh có tách sổ được không?
Đầu tiên để có thể thực hiện các quyền với quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất cần phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Tiếp đến để biết được rằng sổ xanh có được tách sổ không thì ta cần xem xét về hạn mức đất theo quy định của pháp luật đất đai. Theo đó, chỉ được tách sổ nếu diện tích sau khi tách đảm bảo đủ diện tích tối thiểu.
Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diên tích tối thiểu được tách thửa như sau: ” Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.
Như vậy, khi tách thửa cần đáp ứng điều kiện về diện tích tôi thiểu, không quy định về điều kiện được tách thửa là đất phải thuộc quy hoạch. Để biết về thông tin về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cụ thể, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương yêu cầu được cung cấp thông tin. Trong trường hợp cơ quan nhà nước từ chối việc tách thửa với lý do “đất nằm trong quy hoạch”, bạn có quyền làm đơn yêu cầu phía cơ quan nhà nước cung cấp thông tin để giải thích rõ vấn đề trên.
Theo khoản 2,3 Điều 49 Luật Đất đai 2013 liên quan tới việc sử dụng đất khi có quy hoạch sử dụng đất, nếu diện tích đất nhà bạn đang nằm trong quy hoạch hàng năm thì quyền về sử dụng đất của bạn sẽ bị hạn chế. Nếu đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng hằng năm và cơ quan nhà nước vẫn không có thông báo hoặc quyết định thu hồi phần diện tích này thì bạn vẫn thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó bao gồm quyền được tách thửa và cấp sổ riêng.
Do đó trong trường hợp này cần căn cứ vào quy định của từng địa phương để biết xem việc tách thửa có thể hay không. ví dụ việc tách sổ tại Đăk Nông như sau:
Điều 5 Quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho các hộ gia đình và cá nhân, diện tích tối thiểu của thửa đất được phép tách thửa đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Đăk Nông ((Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông), theo đó:
“Điều 5. Quy định về diện tích tối thiểu của thửa đất được phép tách thửa
1. Đất ở:
– Khu vực đô thị: Diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa từ 100 m2 trở lên đối với những nơi địa hình có độ dốc không thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở và từ 50 m2 đất ở trở lên đối với những nơi địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho việc xây dựng nhà ở.
Ngoài ra, việc tách thửa đất còn đảm bảo điều kiện: Thửa đất được phép tách thửa có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng tư 5,0 mét trở lên.
– Khu vực nông thôn: Diện tích đất đất ở được phép tách thửa có diện tích từ 120m2 trở lên và cạnh nhỏ nhất của thửa đất có kích thước từ 5,0 mét trở lên tính từ chỉ giới xây dựng.
– Trường hợp, đất thuộc các dự án đã đã được Nhà nước giao đất theo quy hoạch, diện tích tối thiểu của thửa đất được xác định theo quy hoạch chi tiết đã dược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đất sản xuất kinh doanh.
Diện tích đất được phép tách thửa phải căn cứ vào diện tích đất được ghi trong Dự án hoặc Phương án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận
3. Đất sản xuất nông nghiệp:
– Khu vực đô thị: Diện tích đất được phép tách thửa có diện tích từ 300m2 trở lên.
– Khu vực nông thôn: Diện tích đất dược phép tách thửa có diện tích từ 1.000m2 trở lên.
4. Trường hợp, việc tách thửa đất từ thửa đất có mục đích sử dụng là đất sản xuất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích đất ở hoặc đất sản xuất kinh doanh thì phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điêu 5 của bản Quy định này. Ngoài ra mục đích sử dụng của thửa đất sau khi được tách thửa phải phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất hoặc Quy hoạch xây dựng đô thị ( quy hoạch chi tiết) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, cho phép được làm thủ tục tách thửa đồng thời với việc làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
5. Không cho phép tách thửa đối với trường hợp tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 5 của Quy định này.
6. Cơ quan công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn không được làm thủ tục công chứng, chứng thực chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất trong đó có một hoặc nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 5 của Quy định này.
Riêng đối với trường hợp: việc tách thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định để hợp vào với một thửa khác có cùng một mục đích sử dụng, mà thửa đất sau khi được hợp thửa có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định, thì cho phép được làm thủ tục tách thửa đồng thời với việc làm thủ tục hợp thửa.”
Có thể chuyển từ đất sổ xanh sang sổ đỏ được không?
Nếu bạn muốn được chuyển từ sổ xanh sang sổ đỏ thì bạn phải thuộc các trường hợp được cấp sổ đỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, căn cứ theo quy định này ta thấy rằng nếu như xét dựa trên bản chất thì đất được cấp sổ xanh chỉ là đất được Lâm trường cho thuê và gia đình được cho thuê đất không được phép chuyển sang sổ đỏ trừ trường hợp thuộc khoản 1 Điều 100 của Luật đất đai năm 2013. Do đó bạn chỉ được chuyển đổi sang sổ đỏ khi bạn chứng minh mình thuộc các trường hợp nêu tại Điều khoản này.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý khi bạn làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho thửa đất thì bạn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc cấp sổ đỏ lần đầu cho đất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Sổ xanh có tách sổ được không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về các trường hợp nhà nước thu hồi hay vấn đề bồi thường khi thu hồi đất cũng như để được tư vấn về các vấn đề liên quan đến khác; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của luật đất đai quy định trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất như sau:
-Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn xin tách thửa
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013
+ Giấy xác nhận của UBND về việc đất không tranh chấp và phù hợp với quy hoạch của địa phương.
Theo quy định, sổ xanh có những đặc điểm sau đây khác với sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):
– Tên gọi pháp lý: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâm nghiệp.
– Đặc điểm: Loại sổ này là loại sổ có thời hạn, chủ sở hữu có quyền với quyền sử dụng đất trong một thời hạn theo quy định
– Cơ quan cấp: Do lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng.
Lâm trường sẽ thu hồi trong trường hợp địa phương đó chưa có chính sách giao đất lại cho người dân.
Về thời hạn của sổ xanh đất nông nghiệp được quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2013. Cụ thể việc giao và thuê đất phải tuân thủ các quy định sau đây:
– 70 năm đối với đất xây dựng công trình của tổ chức công lập tự chủ tài chính và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh.
– Không quá 05 năm đối với quỹ đất nông nghiệp dùng vào các công việc như làm công ích của xã, phường, thị trấn.
– Không quá 99 năm đối với đất dùng làm trụ sở tổ chức nước ngoài với mục đích là ngoại giao.
– Không quá 70 năm đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội tương đối khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
– Không quá hạn mức 50 năm đối với đất giao và thuê mà đối tượng được giao và thuê là người Việt Nam định cư tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện các dự án tại Việt Nam.
– Không vượt quá 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 50 năm.
– Không vượt quá 50 năm đối với tổ chức sử dụng để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối.
– Không vượt quá 50 năm đối với cá nhân, hộ gia đình.
– Thời hạn giao đất công nhận quyền sử dụng đất sổ xanh với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm.
– Và không quá 50 năm đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư.
Theo đó có thể thấy, thời hạn sử dụng đất sổ xanh nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng cũng như mục đích sử dụng. Loại đất này vẫn được giao và chấp thuận dưới nhiều hình thức khai thác, người dân có thể sử dụng đất sổ xanh ổn định lâu dài để trồng cây lâu năm và cây hàng năm. Khi hết thời hạn quy định, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì người dân tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được gia hạn thời hạn sử dụng đất.