Hiện nay, cha mẹ muốn để lại đất cho con là trường hợp không hề hiếm gặp. Để sau khi chết để lại tài sản cho con cái hay người khác thì việc lập di chúc là rất quan trọng. Đặc biệt với một tài sản như đất đai, việc lập di chúc đảm bảo rằng tài sản còn lại được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích. Nếu không sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp dành quyền thừa kế, bởi lẽ đất là một tài sản vô cùng có giá trị. Mà việc giả quyết tranh chấp thừa kế mất rất nhiều thời gian lại còn tốn kém rất nhiều chi phí. Dưới đây là cách làm di chúc thừa kế đất cho con mà Luật sư X sẽ đề cập đến, các bạn cùng theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Ai là người có quyền lập di chúc?
Theo quy định tại Điều 647 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.
Các trường hợp ngoại lệ:
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Điều kiện về người nhận thừa kế
Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản:
- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản;
- Vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng của người thừa kế khác nhằm mục đích hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà họ có quyền hưởng;
- Thực hiện hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ bỏ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc.
- Trong trường hợp người lập di chúc đã biết về hành vi của người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó có quyền nhận thừa kế.
Theo đó, điều kiện để con được nhận thừa kế di sản là đất đai cha mẹ để lại theo di chúc thì phải con là người không thuộc các trường hợp đã nêu trên.
Phân chia di sản theo pháp luật thực hiện như thế nào?
Tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 có quy định việc phân chia di sản theo pháp luật như sau:
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Cách làm di chúc thừa kế đất cho con năm 2022
Hình thức của di chúc
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự 201, di chúc có thể bao gồm 2 loại chính:
- Di chúc bằng văn bản: Di chúc có thể được đánh máy hoặc viết tay, có thể có hoặc không có người làm chứng/ công chứng, chứng thực.
- Di chúc bằng miệng: Di chúc chỉ được lập khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập bằng văn bản. Sau 03 tháng, nếu người lập vẫn còn minh mẫn và sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ
Trường hợp cha mẹ làm di chúc thừa kế đất cho con có thể lập di chúc theo các hình thức kể trên, dù làm di chúc bằng miệng hay di chúc bằng văn bản đều là hợp pháp.
Mẫu văn bản di chúc thừa kế đất cho con
Di chúc thừa kế đất cho con có phải công chứng, chứng thực?
Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp.
Điều kiện để di chúc bằng văn bản có người làm chứng có hiệu lực được quy định tại Điều 634 Bộ Luật Dân sự 2015:
- Có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy giúp bản di chúc;
- Có ít nhất 02 người làm chứng;
- Người lập di chúc phải tiến hành ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng;
- Những người làm chứng cũng cần xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc
Nếu lập di chúc trong trường hợp này, bạn cần có chữ ký của người lập di chúc và người làm chứng.
Theo đó, khi lập di chúc bằng văn bản thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực và vẫn được coi là hợp pháp nếu di chúc đó đảm bảo đủ các điều kiện người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị bất cứ sự đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép nào; đồng thời, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Điều kiện để di chúc miệng hợp pháp được quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:
- Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước sự làm chứng của ít nhất 02 người
- Sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc
- Trong thời hạn 05 ngày sau khi người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, mang di chúc này đến cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên để chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng
Do đó, di chúc miệng thì cần có chữ ký hoặc điểm chỉ của ít nhất 02 người làm chứng. Trong thời thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì di chúc đó phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người làm chứng.
Việc có công chứng chứng thực hay không sẽ tùy thuộc vào hình thức di chúc mà cha mẹ chọn để lập thừa kế để lại đất cho con. Để đảm bảo quyền và lợi ích của con mình thì người lập di chúc để lại tài sản thừa kế cần lưu ý, tìm hiểu kỹ về cách làm di chúc thừa kế đất cho con để di chúc có hiệu lực pháp lý, phòng trường hợp sau này có xảy ra tranh chấp chia tài sản thừa kế.
Mời bạn xem thêm:
- Lập di chúc nhưng không cho bán di sản thì có được không?
- Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?
- Mẫu di chúc viết tay không có người làm chứng mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách làm di chúc thừa kế đất cho con năm 2022”. Hy vọng sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề như đơn xin trích lục bản án ly hôn, Trích lục ghi chú ly hôn, trích lục bản án ly hôn, giải quyết ly hôn nhanh,… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 644. Theo quy định này, có 06 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Các đối tượng này còn được gọi là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Gồm có:
Con chưa thành niên của người để lại di sản;
Cha của người để lại di sản;
Mẹ của người để lại di sản;
Vợ của người để lại di sản;
Chồng của người để lại di sản;
Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.