Xin chào Luật sư X. Tôi được biết rằng theo quy định thì khi xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên, đang làm nhiệm vụ thì các phương tiện tham gia lưu thông trên đường phải nhường đường cho xe. Vậy tôi có thắc mắc rằng he cứu thương có được bật còi ưu tiên khi không có bệnh nhân không? Hành vi cản trở, chặn xe cứu thương, không nhường đường cho xe đang phát tín hiệu làm nhiệm vụ sẽ bị xử lý như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Xe cứu thương có được ưu tiên khi tham gia giao thông không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì xe ưu tiên là phương tiện đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp bao gồm xe quân sự, xe công an, xe cứu thương và các xe đang thi hành biện pháp đặc biệt. Các phương tiện ưu tiên có quyền được nhường đường đi trước khi tham gia giao thông.
Cụ thể, Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các loại phương tiện và thứ tự của các xe ưu tiên như sau:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật
- Đoàn xe tang
Như vậy, xe cứu thương khi đi thực hiện nhiệm vụ (trừ xe tang) đảm bảo có đèn, còi, cờ tín hiệu theo đúng quy định, không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào làn đường ngược chiều, di chuyển ngay cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân thủ theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Bên cạnh đó, ngoại trừ xe tang, các loại xe nêu trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định tại Nghị định 109/2009/NĐ-CP:
– Xe chữa cháy có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ hoặc xanh gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
– Xe ô tô quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
– Xe mô tô quân sự có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
– Xe ô tô Công an có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
– Xe mô tô Công an có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
– Xe Cảnh sát giao thông dẫn đường
+ Xe ô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh – đỏ gắn trên nóc xe, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
+ Xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau; cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
– Xe cứu thương có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe; có còi phát tín hiệu ưu tiên.
– Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
– Xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh có biển hiệu riêng.
– Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái.
Xe cứu thương có được bật còi ưu tiên khi không có bệnh nhân không?
Tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định về trường hợp xe cứu thương được phép vượt đèn đỏ. Cụ thể:
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới. Theo đó, khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Theo quy định nêu trên, xe cứu thương sẽ không được bật còi ưu tiên khi không có bệnh nhân. Trong trường hợp, xe cứu thương không có bệnh nhân, nhưng vẫn lạm quyền vượt đèn đỏ gây bức xúc với người đi đường, không có còi hoặc không có đèn tín hiệu thì sẽ bị xử phạt như sau:
Căn cứ tại Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Hành vi chặn xe cứu thương có bị xử phạt không?
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
- Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;
- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.
Theo đó, hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi vượt đèn đỏ rẽ phải bị phạt bao nhiêu tiền?
- 5 trường hợp được vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt
- Lỗi vượt đèn đỏ có cần hình ảnh không theo quy định mới?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xe cứu thương có được bật còi ưu tiên khi không có bệnh nhân?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam; hợp thức hóa lãnh sự;…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Xe ô tô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích sau đây:
– Chở người bệnh cấp cứu hoặc đi đón người bệnh cấp cứu;
– Chở thầy thuốc, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ cấp cứu thảm họa, cấp cứu tai nạn giao thông và các nhu cầu cấp thiết khác của hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
Khoản 5 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
Không bảo đảm các điều kiện vượt theo quy định pháp luật
Trên cầu hẹp có một làn xe;
Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định pháp luật sẽ không được vượt xe cứu thương khi đang làm nhiệm vụ.
Để thực hiện đúng quy định về Luật Giao thông đường bộ trong việc nhường đường cho xe ưu tiên và đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông, người điều khiển xe cần chú ý:
– Quan sát, theo dõi tín hiệu của xe ưu tiên để xác định hướng di chuyển của phương tiện ưu tiên và nhường đường sao cho hợp lý nhất.
– Nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng sát bên lề phải hoặc tuân thủ theo hướng dẫn của người chỉ dẫn giao thông (nếu có) để đảm bảo không gây cản trở cho xe đang làm nhiệm vụ được ưu tiên.