Khám chữa bệnh làm chết người là vấn đề đang gây nhức nhối tới cộng đồng. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đang được con người ngày một quan tâm. Tuy nhiên thì có rất nhiều bác sĩ, lương y đã quá lơ là trong quá trình khám chữa cho bệnh nhân; từ đó dẫn đến hậu quả làm chết người. Vậy thì việc khám chữa bệnh gây ra hậu quả chết người sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi vi phạm quy định khám chữa bệnh làm chết người?
Ngành y là một ngành vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Ngành y được đánh giá quan trọng như vậy; bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của mỗi con người.
Do vậy, đòi hỏi cấp thiết của xã hội được đặt ra là có những quy định điều chỉnh hoạt động nói trên.
Bộ Y tế đã đưa ra những quy định nhằm điều chỉnh hoạt động khám, chữa bệnh được tuân thủ, đảm bảo an toàn, đúng với quy định hướng dẫn của Bộ Y tế ( Ví dụ như: Quyết định số: 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về 12 điều Y đức, Thông tư 51/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ …). Mặc dù đã có những quy định, hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế; nhưng vẫn còn một bộ phận những người công tác trong đội ngũ Y tế không tuân thủ; dẫn tới những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Vấn đề trên được quy định trong Bộ luật Hình sự đưa ra những chế tài xử lý người vi phạm. Bên cạnh đó điều chỉnh những khuyết điểm còn tồn tại trong hoạt đọng khám chữa bệnh hiện nay.
Những quy định của Bộ luật Hình sự về việc xử lý hành vi vi phạm quy định khám chữa bệnh làm chết người.
Việc vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh dẫn tới hậu quả chết người; được xử lý theo quy định tạị Điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh làm chết 01 người; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh làm chết 02; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh làm chết 03 người trở lên người; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phân tích dấu hiệu pháp lý cấu thành nên tội phạm quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015
Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm an toàn tính mạng, sức khỏe của con người.
Tội phạm xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về hoạt động khám bênh, chữa bệnh.
Mặt khách quan của tội phạm:
Việc vi phạm các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh được hiểu như sau:
– Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
-Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
-Vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật;
-Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiển, lấy xác…
Việc vi phạm các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh dẫn tới hậu quả làm chết người. Song người phạm tội không cố ý gây ra hậu quả này.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh có thể gây ra. Nhưng người phạm tội cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa nó được. Hoặc, không thấy trước hậu quả của hành vi do mình gây ra nhưng phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Chủ thể của tội phạm có năng lực Tránh nhiệm hình sự.
Câu hỏi thường gặp
Tội phạm xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về hoạt động khám bênh, chữa bệnh.Những quy định của Bộ luật Hình sự về việc xử lý hành vi vi phạm quy định khám chữa bệnh làm chết người.
Việc vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh dẫn tới hậu quả chết người; được xử lý theo quy định tạị Điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
Làm chết 01 người; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Làm chết 02; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Làm chết 03 người trở lên người; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khách thể của tội khám chữa bệnh làm chết người là:
Tội phạm xâm phạm an toàn tính mạng, sức khỏe của con người.
Tội phạm xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về hoạt động khám bênh, chữa bệnh.
Chủ thể của tội khám chữa bệnh làm chết người là:
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Chủ thể của tội phạm có năng lực Tránh nhiệm hình sự.
Xem thêm: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hiện hành
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Khám chữa bệnh làm chết người thì bị xử lý như thế nào?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102