Bên cạnh bằng lái xe, giấy phép đăng ký xe máy thì bảo hiểm xe máy bắt buộc là một trong những giấy tờ không thể thiếu của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Vậy quy định pháp luật về bảo hiểm xe máy như thế nào? Bảo hiểm xe máy đứng tên ai? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xe máy có mấy loại?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, hiện nay có 02 loại bảo hiểm xe máy:
- Bảo hiểm xe máy bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS)
- Bảo hiểm xe máy tự nguyện
Trong đó,
Bảo hiểm xe máy TNDS là bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm TNDS sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới (chứ không phải bồi thường cho chủ xe). Người bị tai nạn sẽ được bảo hiểm chi trả quyền lợi bồi thường cho những thiệt hại về người và tài sản do lỗi của chủ phương tiện gây ra theo đúng quy định của pháp luật. Người tham gia bảo hiểm sẽ không phải tự mình đền bù thiệt hại.
Mức bồi thường là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm chi trả, cụ thể:
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 150.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn
- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.
BH xe máy tự nguyện, như tên gọi là loại bảo hiểm không bắt buộc. Người tham gia giao thông có thể mua nhằm mang lại quyền lợi chi trả bồi thường tài chính về tài sản hoặc người ngồi trên xe (bao gồm chủ xe và người đi cùng) khi gặp tại nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm cướp.
Tùy vào loại hợp đồng bảo hiểm được ký giữa người mua và công ty bảo hiểm, đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm và mức bồi thường sẽ được quy định trong hợp đồng.
Bảo hiểm xe máy giá bao nhiêu?
Hiện nay, mức phí bảo hiểm xe máy bắt buộc (bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của phương tiện) được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BTC. Mức phí bảo hiểm tùy theo từng phương tiện như sau:
– Xe máy dưới 50 phân khối (dưới 50 cc), xe máy điện: 60.500 đồng / năm (đã bao gồm VAT)
– Xe máy (mô tô) trên 50cc: 66.000 đồng / năm (đã bao gồm VAT)
– Xe phân khối lớn (trên 175cc), xe mô tô 3 bánh, các loại xe khác: 319.000 đồng / năm (đã bao gồm VAT)
Khác với bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm xe máy tự nguyện có nhiều loại với quyền lợi bảo hiểm đa dạng, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người mua. Mức giá sẽ phụ thuộc vào hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Mua bảo hiểm xe máy, chủ xe nhận được quyền lợi gì?
Mức bồi thường:
Theo thông tư 04/2021/TT-BTC:
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn.
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là 50 triệu đồng/vụ tai nạn.
Đối với bảo hiểm xe máy tự nguyện, quyền lợi chủ xe nhận được phụ thuộc vào nội dung hợp đồng, thỏa thuận giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Người mua có thể lựa chọn bảo hiểm cho chủ xe hoặc bảo hiểm cho chính chiếc xe…
Quy định bồi thường:
Theo Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm xe máy bắt buộc đó là:
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi).
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I của Nghị định 03/2021/NĐ-CP hoặc theo thoả thuận nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản/01 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
Bảo hiểm xe máy đứng tên ai?
Theo quy định, khách hàng có thể mua bảo hiểm như bình thường, tuy nhiên trên Giấy chứng nhận bảo hiểm phải ghi tên chủ xe giống như trên giấy đăng kí xe.
Theo quy định thì khi mua bán xe, chủ xe mới phải kê khai làm các thủ tục sang tên đổi chủ. Trong trường hợp Chủ xe chưa kịp sang tên thì vẫn có thể tham gia bảo hiểm cho xe ô tô, khách hàng vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi nhưng mục chủ xe vẫn phải ghi tên chủ xe cũ, khi tổn thất xảy ra Bảo hiểm PVI vẫn sẽ bồi thường cho chủ xe mới. Chủ xe mới cần có đầy đủ giấy tờ để chứng minh được việc sở hữu hợp lệ chiếc xe ô tô đó.
Không mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc bị phạt đến 200 nghìn đồng
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 03/2021/NĐ-CP, người tham gia giao thông phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.
Nếu người điều khiển xe không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bảo hiểm xe máy đứng tên ai?”. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục đăng ký khai sinh cho con hay thủ tục đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm được phép tự in Giấy chứng nhận bảo hiểm theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định. Vì vậy, bạn có thể mua bảo hiểm xe máy tại các công ty bảo hiểm. Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị bán bảo hiểm xe máy như:
Bảo hiểm Bảo Việt
Bảo hiểm PTI của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện
Bảo hiểm GIC
Bảo hiểm Quân đội MIC
Tổng công ty bảo hiểm PVI
Bảo hiểm VNI của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì bảo hiểm xe máy bắt buộc có thời hạn tối thiểu là 01 năm và thời hạn tối đa là 03 năm.
Trong các trường hợp sau thì thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm:
– Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm;
– Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật;
– Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.
Giấy chứng nhận bảo hiểm bao gồm những nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
2. Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.
3. Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.
5. Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
6. Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
7. Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
8. Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định.