Xin chào Luật sư X! Nhà nước luôn quan tâm đời sống của người dân và đặc biệt là trợ giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đây là sự động viên, giúp đỡ vô cùng quý giá với những người có cuộc sống khó khăn. Ở xã tôi đang xét hộ nghèo, hộ cận nghèo nên tôi muốn hỏi luật sư đơn xin hỗ trợ nhà ở hộ nghèo được quy định thế nào? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hộ nghèo
Tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 là:
Tiêu chí thu nhập:
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Quy định về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
Tiêu chí được hỗ trợ nhà ở
Theo Điều 3 Thông tư 01/2022/TT-BXD, hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền – móng, khung – tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc tổ chức xã hội khác.
Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ
- Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo “3 cứng” (nền – móng cứng, khung – tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.
- Các bộ phận nền – móng, khung – tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
- “Nền – móng cứng” là nền – móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng – cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;
- “Khung – tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;
- “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ…) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc;
- Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.
Đơn xin hỗ trợ nhà ở hộ nghèo
Mẫu đơn xin hỗ trợ nhà ở hộ nghèo
Trình tự nộp đơn xin hỗ trợ nhà ở hộ nghèo
Bước 1: Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ.
Mời bạn xem thêm
- Lệ phí đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài là bao nhiêu?
- Cấp Giấy chứng nhận cho người đã chết như thế nào?
- Đá gà bị bắt xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Đơn xin hỗ trợ nhà ở hộ nghèo”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm: hộ nghèo và hộ cận nghèo là gì, hộ nghèo được hưởng chính sách gì, thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh … trên trang luatsux .
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X, hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 hoặc:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BXD, định mức hỗ trợ và giải ngân vốn hỗ trợ được quy định như sau:
– Nhà xây mới 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa nhà 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương;
– Cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí nguồn ngân sách trung ương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-BXD, các nguyên tắc thực hiện là:
-Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình.
– Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
– Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.
– Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện.