Khi gây tai nạn giao thông, một số người có tâm lý lo lắng, hoảng loạn, muốn trốn tránh trách nhiệm; nên bỏ trốn khỏi hiện trường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy khi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu? Trong nội dung bài viết này, Luật Sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu?
Điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Căn cứ điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậy, người gây tai nạn giao thông mà không dừng lại; Gây tai nạn giao thông không giữ nguyên hiện trường; Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền; Gây tai nạn giao thông nhưng không tham gia cấp cứu người bị nạn; sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Mức phạt tiền này tương đối cao, nhằm tăng tinh thần trách nhiệm của người điều khiển xe máy; cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, ưu tiên cứu người bị nạn.
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậy, điều khiển ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Có thể thấy, các hành vi nêu trên là những hành vi vô cùng nguy hiểm; mang tính rủi cao, gây tai nạn giao thông, thiệt hại lớn về tính mạng sức khỏe con người. Do đó, mức phạt tương đối cao nhằm tăng tính răn đe; nhằm nâng cao ý thức của người điều khiển xe; tinh thần trách nhiệm khi gây tai nạn; và thể tính nhân đạo, đề cao con người, đặt ưu tiên cứu người lên hàng đầu.
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Căn cứ khoản 2 Điều 260 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rồi bỏ trốn; nhằm tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; có thể bị áp dụng hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Thậm chí, theo quy định tại khoản 3 Điều 260 bộ luật hình sự 2017; người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Nếu làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe máy khi chở theo 02 người trên xe.
Tuy nhiên, trừ trường hợp, chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định Chở người ngồi trên xe sử dụng ô; bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.