Xin chào Luật sư X, tôi hiện đang yêu một bạn trai người Đức, chúng tôi sau một thời gian chung sống cùng nhau ở Việt Nam thì có quyết định tiến đến hôn nhân. Do chưa có nhiều kiến thức về việc kết hôn với người nước ngoài nên Luật sư cho tôi hỏi: Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài cần lưu ý những điều gì? Mong Luật sư sớm hồi đáp, xin cảm ơn.
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, sau đây hãy cũng nhau đi tìm hiểu về vấn đề trên nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Điều kiện để phụ nữ Việt kết hôn với người nước ngoài
Theo pháp luật, cụ thể tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014 định nghĩa việc kết hôn với người nước ngoài là mối quan hệ hôn nhân như sau:
“25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Chính vì có đặc điểm là có yếu tố nước ngoài nên điều kiện cũng như yêu cầu được phép kết hôn đối với trường hợp này cũng có nhiều điểm khác biệt đặc thù từ việc áp dụng pháp luật của mỗi nước tùy theo lãnh thổ nơi đăng ký kết hôn, quy định khắt khe hơn việc chứng minh tình trạng hôn nhân, cũng như việc xác định nhân thân cũng trở nên ngạt nghèo hơn.
Về việc áp dụng pháp luật hôn nhân tùy theo lãnh thổ nơi đăng ký kết hôn Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định như sau:
“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Như vậy, nếu phụ nữ Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt nam thì luật áp dụng điều chỉnh sẽ là Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
Điều kiện kết hôn
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn của cả nam và nữ như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, nếu một phụ nữ Việt Nam muốn kết hôn với một người nước ngoài thì cần đáp ứng các điều kiện cơ bản trên, lần lượt là nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên (Nếu không xác định được tháng sinh tháng sinh là tháng 01 của năm sinh; nếu không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày mùng một cảu tháng sinh); Phải có sự tự nguyện, không phải kết hôn giả tạo, bị cưỡng ép; Và người nữ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn được nêu tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
– Kết hôn giả tạo.
– Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.
– Đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.
– Kết hôn giữa các đối tượng: Người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Yêu sách của cải trong kết hôn.
– Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Hồ sơ đăng ký kết hôn cần những gì?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định về hồ sơ để thực hiện việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần có các loại giấy tờ, văn bản sau đây:
“Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”
Thủ tục đăng ký kết hôn
Trình tự thủ tục đê phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài bao gồm các bước sau đây:
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định khai sinh không có đăng ký kết hôn năm 2022
- Theo quy định trích lục kết hôn có thời hạn bao lâu năm 2022
- Ly hôn bao lâu thì được kết hôn lại theo quy định mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và thủ tục cần biết”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, kết hôn khi đã có con riêng, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hạn khai sinh cho con,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của mỗi địa phương ban hành, thông thường dao động từ 1.000.000 – 1,5.000.000 VNĐ.
Về nguyên tắc, nếu định cư ở nước ngoài thì người nước ngoài sẽ bảo lãnh và xin tư cách định cư ở nước ngoài cho người Việt. Việc của bạn lúc này chỉ là tới Sứ quán nước ngoài tại Việt Nam để nộp hồ sơ xin visa đoàn tụ, định cư nước ngoài.
Nếu lựa chọn Việt Nam là nơi cư trú để sinh sống và làm việc thì bạn sẽ đứng ra bảo lãnh cho người nước ngoài xin miễn thị thực hoặc thẻ tạm trú.
Kinh nghiệm cho thấy, mỗi quốc gia lại có quy định riêng về nội dung này. Nếu kết hôn tại Việt Nam thì thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn là 13 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong đó 10 ngày làm việc để giải quyết và 3 ngày làm việc để trả kết quả.