Chào Luật sư, trước đây tôi có cho người quen vay 250 triệu. Họ vay xong trả lãi được 3 tháng thì trốn đi biệt tích. Hôm trước họ đã về quê trở lại, làm ăn cũng khá giả nhưng không chịu trả tiền. Tôi đã kiện ra Tòa án giải quyết. Tòa buộc họ trả tiền cho tôi thì họ lại bỏ trốn lên TP HCM. Như vậy bây giờ tôi có thể yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế và tìm họ được không? Người thi hành án trả nợ bỏ trốn thì phải làm sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Nghĩa vụ của bên vay theo quy định là gì?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận của các bên, bên vay giao tài sản cho bên cho vay và khi đến thời hạn trả nợ thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên vay đúng số tiền đã nhận cùng với lãi suất (nếu có).
Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên cho vay, bên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì bên vay có nghĩa vụ phải trả đủ lãi. Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không trả nợ được thì hai bên có thể thỏa thuận, về việc gia hạn khoản vay cũng như là số tiền chậm trả, hay lãi suất quá hạn.
Như vậy, người đi vay tiền có nghĩa vụ phải trả nợ đúng hạn cho bên cho vay khi đến thời hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay. Quan hệ vay tiền có thể được xác lập bằng cách lập thành văn bản, xác lập bằng lời nói hoặc bằng hành vi đều được.
Người thi hành án trả nợ bỏ trốn thì phải làm sao?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành án dân sự năm 2014: “Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này.”
Theo quy định này, bạn có thể làm đơn tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
Khoản 2 Điều 43 Luật thi hành án dân sư năm 2014: “Trường hợp xác định đương sự không có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hai lần trong 02 ngày liên tiếp.”
Như vậy, trong trường hợp này, ngay cả khi em bạn đang không có mặt tại nơi cư trú nhưng vẫn có tài sản tại nơi cư trú, bạn vẫn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên tài sản để đảm bảo việc thi hành án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Tội không chấp hành án là gì?
Tội không chấp hành án là hành vi của người có đủ điều kiện nhưng không chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Không chấp hành án, được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền của cơ quan thi hành án đã không ký quyết định thi hành án hoặc không đưa ra thi hành bản án, quyết định của Tòa án một cách cố ý.
Theo quy định của pháp luật thì những bản án, quyết định của Tòa án phải là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này được hiểu là phần quyết định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành như: bản án, quyết định phúc thẩm phần bản án quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị nhưng có hiệu lực thi hành ngay.
Cấu thành tội phạm của tội không thi hành án thế nào?
Tội không thi hành án được quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015, theo đó:
” Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
– Mặt khách thể:
+ Khách thể của tội phạm, xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án.
+ Đối tượng tác động của tội phạm này là các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, gồm các bản án: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và các quyết định khác của Tòa án.
– Mặt chủ thể:
+ Chủ thể của tội phạm, là những người có nghĩa vụ trong việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, như: bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án kinh tế, hành chính, lao động.
– Mặt khách quan:
+ Mặt khách quan của tội phạm, là hành vi tuy có điều kiện mà không chấp hành án, thuộc dạng “không hành động”, có nghĩa là không làm một việc mà có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được.
+ Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Như vậy, quá trình tiến hành tố tụng phải thu thập chứng cứ chứng minh việc người phải thi hành án, tuy có điều kiện thi hành án nhưng không chấp hành bản án.
+ Đối với tội Không chấp hành án, pháp luật quy định một dấu hiệu bắt buộc đó là “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết” như: quyết định kê biên tài sản, niêm phong tài sản… hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành án.
+ Lưu ý, nếu hành vi không chấp hành án còn chống người thi hành công vụ hoặc gây thương tích, làm chết người hoặc gây mất trật tự trị an, xã hội… thì ngoài xử lý về tội Không chấp hành án có thể bị xử lý về các tội phạm khác.
+ Điều luật có quy định dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này là “đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế”, như vậy người có hành vi không chấp hành án nhưng chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản đã kê biên, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án… thì không chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
+ Bản án, quyết định của Tòa án nêu trên là bản án, quyết định về dân sự (gồm cả phần dân sự trong hình sự), hành chính, lao động.
– Mặt chủ quan:
+ Mặt chủ quan của tội phạm, do cố ý, điều này thể hiện ngay trong điều văn của điều luật đó là đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật mà vẫn không chấp hành. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Trả đơn yêu cầu thi hành án trong trường hợp nào?
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án;
b) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình;
c) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án;
d) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thoả thuận khác.
2. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này, kể từ ngày phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tra cứu số căn cước công dân gắn chip
- Bị thu sổ hộ khẩu khi làm căn cước công dân cần mang theo gì?
- Mục tiêu có thể sử dụng căn cước công dân thay giấy tờ cá nhân từ 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người thi hành án trả nợ bỏ trốn thì phải làm sao?“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty liên doanh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi nhận bản án, quyết định do Tòa án, Trọng tài thương mại chuyển giao, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định.
Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Tòa án, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định; tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan.
Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên; trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Trọng tài thương mại đã chuyển giao biết.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng địa bàn;
b) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;
c) Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
d) Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
…