Chào Luật sư, em có gây gỗ với hàng xóm và em đã đập bể cửa kính nhà hàng xóm trị giá 1.000.000 đồng và cái đầu xe wave trị giá 500.000 đồng. Nhà hàng xóm có hăm dọa sẽ báo công an. Giờ em phải làm sao? Nhưng em đã bồi thường cho người ta một khoản tiền. Em chưa có tiền án tiền sự. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại tài sản là bao nhiêu?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X.
Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc “Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản” cho bạn. Hi vọng bài viết này mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý:
Thế nào là hủy hoại tài sản?
Hủy hoại tài sản được hiểu là hành vi làm cho tài sản bị hư hại đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại được hoặc bị tiêu huỷ hoàn toàn.
Làm hư hỏng tài sản được hiểu là hành vi làm cho tài sản bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng ở mức độ có thể khôi phục lại được. Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như:
– Đập phá đồ đạc;
– Đốt cháy đồ;
– Cố tình để mặc tài sản của người khác bị hư hỏng…
Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản của người khác
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự thì giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này
Như bạn trình bày, bạn chưa có tiền án, tiền sự; giá trị tài sản gây thiệt hại à 1.500.000 đồng (dưới 2.000.000 đồng) và trường hợp của bạn không nằm trong các trường hợp quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Do đó trong trường hợp hành vi hủy hoại, phá hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự thì người có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt được quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội…
Cụ thể như sau:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính này
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
- Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Trách nhiệm bồi thường khi hủy hoại tài sản người khác thế nào?
Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm như sau:
- Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
- Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng, khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại, hỏng hóc.
- Đền bù chi phi mà ben bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, chẳng hạn như chi phí để dập lửa khi bị cháy rừng, rồi chi phí để trồng lại số cây trên rừng đã bị cháy đó.
- Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.
Như vậy, người có hành vi phá hoại tài sản người khác ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự còn chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với tài sản mà mình phá hủy.
Nguyên tắc bồi thường đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác
Căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại cụ thể:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Kết luận
Như quy định trên đối với hành vi hủy hoại tài sản của bạn gây ra bạn sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác. Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với tài sản đã hủy hoại (phải khôi phục lại cửa kính, đầu xe wave như ban đầu). Việc bạn đã thực hiện trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại là trách nhiệm bồi thường dân sự không được bù trừ trách nhiệm về xử lý vi phạm hành chính nói trên, do đó bạn có trách nhiệm nộp phạt theo đúng quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mức xử lý hành chính 2022 về hành vi hủy hoại tài sản ″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, đăng ký nhãn hiệu, Bảo hộ bản quyền tác giả hay các vấn đề về dịch vụ thám tử toàn tâm….
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đối với hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Việc hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Đối với hành vi đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng ngoài ra phải chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi đập điện thoại của người thứ 3. Căn cứ Khoản 2,3 Điều 60 Nghị định 144/2021/NĐ-CP