Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh Hạnh, tôi có một người bạn bị kiện do đánh người. Sắp tới bạn tôi sẽ hầu tòa để giải quyết vụ việc, tuy nhiên do sức khỏe đột ngột xấu đi nên có khả năng bạn tôi không đến phiên tòa được. Tôi muốn tìm hiểu qua cách viết đơn xin hoãn phiên tòa hình sự như nào để có thể xin hoãn phiên tòa này trong trường hợp bất khả kháng. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề viết đơn xin hoãn phiên tòa hình sự theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Đơn xin hoãn phiên tòa hình sự theo quy định pháp luật hiện hành” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Hoãn phiên tòa hình sự là gì?
Pháp luật Việt Nam không định nghĩa về thuật ngữ hoãn phiên tòa hình sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có thể hiểu hoãn phiên tòa hình sự là khi tiến hành hoạt động xét xử tại tòa, nếu phát sinh căn cứ, sự kiện pháp lý tại Điều 297, Bộ luật này thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự.
Những trường hợp nào có quyền viết đơn xin hoãn phiên tòa hình sự?
Căn cứ khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các trường hợp hoãn phiên tòa như sau:
“1. Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu…”
Theo đó, cụ thể các trường hợp hoãn phiên tòa là:
– Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa
– Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
– Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản
– Có một trong các căn cứ sau đây:
+ Phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa
+ Phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa
+ Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế
+ Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế
+ Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan
+ Người bào chữa được chỉ định vắng mặt
+ Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế
Ngoài ra, Hội đồng xét xử có thể căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để hoãn phiên tòa nếu các thành phần sau đây vắng mặt:
– Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
– Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án
– Người giám định, người định giá tài sản.
Đơn xin hoãn phiên tòa hình sự theo quy định pháp luật hiện hành
Mời bạn tham khảo mẫu đơn xin hoãn phiên tòa hình sự theo quy định pháp luật hiện hành của Luật sư X dưới đây:
Quy trình, thủ tục xin hoãn phiên tòa hình sự
Căn cứ Điều 297 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quy trình, thủ tục xin hoãn phiên tòa hình sự như sau:
– Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
– Quyết định hoãn phiên tòa có các nội dung chính:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
+ Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
+ Vụ án được đưa ra xét xử;
+ Lý do của việc hoãn phiên tòa;
+ Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
– Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Hoãn phiên tòa hình sự và tạm ngừng phiên tòa hình sự có gì khác nhau?
Về căn cứ phát sinh
Căn cứ khoản 1 Điều 251 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây, Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa:
Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.
Căn cứ khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, hoãn phiên tòa được thực hiện khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây:
Thay đổi kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm;
Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế;
Bị cáo vắng mặt phiên tòa xét xử vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa;
Người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử thì Tòa án phải hoãn phiên tòa;
Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;
Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định
Về chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm ngừng tòa và hoãn phiên tòa:
Tạm ngừng tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử
Hoãn phiên tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử. Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định (Khoản 1, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
Thời hạn hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa
Căn cứ khoản 2 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Căn cứ khoản 2 Điều 251 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 05 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Hình thức hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa
Hình thức hoãn phiên tòa được quy định tại khoản 4 Điều 294 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, phải ra Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Nội dung của quyết định hoãn phiên tòa bao gồm các nội dung sau đây:
Ngày, tháng, năm ra quyết định;
Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
Vụ án được đưa ra xét xử;
Lý do của việc hoãn phiên tòa;
Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
Đồng thời, quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Đối với tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết và không phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đơn xin hoãn phiên tòa hình sự theo quy định pháp luật hiện hành” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: xin mã số thuế cá nhân, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Phiên tòa hình sự được hoãn mấy lần?
- Các trường hợp hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm theo luật định
- Các trường hợp hoãn phiên tòa hình sự
Câu hỏi thường gặp
Khi có lý do chính đáng thì bị cáo đang được tại ngoại, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,… có quyền làm Đơn xin hoãn phiên tòa gửi tới Tòa án. Có 02 cách gửi Đơn xin hoãn phiên tòa như sau:
Gửi trực tiếp: đưa trực tiếp cho người có trách nhiệm đang giải quyết vụ án như Thẩm phán, Thư ký Tòa án; gửi qua hòm thư đặt tại trụ sở của Tòa án; gửi qua bộ phận văn thư của Tòa án.
Lưu ý: Đề nghị người nhận lập giấy biên nhận hoặc ký nhận trực tiếp vào Đơn.
Gửi gián tiếp: qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh tài liệu có phiếu báo phát chuyển hoàn.
Lưu ý: Lưu giữ vận đơn, biên lai gửi, phiếu báo phát … để có căn cứ chứng minh đơn xin hoãn phiên tòa đã được gửi đến đúng địa chỉ của Tòa án.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì có thể có tới 13 lần phiên tòa bị hoãn theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 289 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quy định về sự có mặt của Kiểm sát viên cụ thể như sau:
“2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.”
Như vậy, nếu Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử mới hoãn phiên tòa. Trường hợp có Kiểm sát viên dự khuyết thì Kiểm sát viên dự khuyết có thể được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.