Kết hôn là một chuyện quan trọng của đời người. Dưới góc độ pháp lý, kết hôn là việc 1 nam 1 nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân, chịu sự điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình. Kết hôn phải làm thủ tục đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã. Vậy giấy kết hôn có bản sao không? Hãy cùng Luật sư X tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Giấy đăng ký kết hôn là gì?
Giấy đăng ký kết hôn, hay chính xác là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là văn bản chứng nhận cho sự kiện đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân, gia đình giữa hai bên nam, nữ. Từ đó, họ chính thức trở thành vợ chồng có những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật hôn nhân và gia đình. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là kết quả được cơ quan có thẩm quyền cấp khi đăng ký kết hôn thành công.
Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
- Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
- Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là bằng chứng cho quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận, được sử dụng trong nhiều thủ tục, giao dịch khác nhau như:
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho con, nhằm chứng minh quan hệ cha con do con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân;
- Trong thủ tục đăng ký cư trú. Ví dụ: Khi đăng ký thường trú, nếu chứng minh được vợ về ở với chồng; hoặc chồng về ở với vợ, sẽ không cần phải đảm bảo điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
- Trong thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế;
- Trong các giao dịch liên quan đến tài sản trong thời kỳ hôn nhân;….
Giấy đăng ký kết hôn khi nào có hiệu lực?
Khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch quy định, nam, nữ được trao giấy chứng nhận kết hôn ngay sau khi nhận đủ giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn, công chức tư pháp ghi và cùng hai bên ký vào sổ hộ tịch, nam, nữ ký vào giấy đăng ký kết hôn.
Có thể thấy, ngay sau khi hai bên nam, nữ cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn, công chức tư pháp, hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thì cũng đồng thời làm phát sinh hiệu lực của giấy đăng ký kết hôn.
Như vậy, giấy đăng ký kết hôn có hiệu lực ngay sau khi hai bên nam, nữ cùng ký tên vào giấy này.
Giấy kết hôn có bản sao không?
Có, giấy kết hôn có bản sao. Trên thực tế, vợ chồng không thể tránh khỏi những sự kiện làm rách, hỏng, cháy, thất lạc Giấy chứng nhận kết hôn bản chính.
Khi đó, vợ chồng có thể thực hiện xin trích lục giấy đăng ký kết hôn và dùng bản sao để sử dụng thay thế.
Khi đó, đăng ký kết hôn có mấy bản sao trích lục?
Pháp luật hiện nay không quy định rõ bản sao trích lục kết hôn được cấp bao nhiêu bản một lần, cũng như không có quy định hạn chế số lượng bản sao giấy kết hôn.
Giá trị pháp lý của mẫu trích lục kết hôn
Trích lục giấy kết hôn là một dạng của trích lục hộ tịch.
Đây là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện đăng ký kết hôn của cá nhân đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Văn bản này có giá trị pháp lý tương đương như giấy chứng nhận kết hôn cho nên trích lục đăng ký kết hôn thường được dùng để thay thế giấy chứng nhận kết hôn trong một số trường hợp nhất định.
Trích lục giấy đăng ký kết hôn này cũng có thể được dùng để thực hiện thủ tục ly hôn khi bản gốc Giấy chứng nhận kết hôn bị thất lạc.
Thẩm quyền cấp trích lục kết hôn
Muốn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn thì bạn phải gửi tờ khai xin trích lục giấy chứng nhận kết hôn đến cơ quan đăng ký hộ tịch.
Cơ quan đăng ký hộ tịch là một trong các Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch, bao gồm:
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã),
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện),
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014.
Như vậy, bạn có thể lên Ủy ban nhân dân nơi mà bạn thực hiện việc đăng ký kết hôn để xin bản sao giấy chứng nhận kết hôn hay giấy trích lục kết hôn.
Thủ tục xin trích lục giấy đăng ký kết hôn
Để có thể xin được trích lục đăng ký kết hôn, bạn cần phải tiến hành theo trình tự và thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần thiết để xin cấp trích lục giấy chứng nhận kết hôn bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn/Tờ khai (theo mẫu);
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (bản sao công chứng)
- Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng).
- Trong trường hợp người xin trích lục đăng ký kết hôn là người được ủy quyền thì còn phải kèm theo mẫu giấy ủy quyền có công chứng, chứng thực (nếu người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột) hoặc Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của họ).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cấp Trích lục kết hôn
Khi tiếp nhận hồ sơ, nếu người làm công tác hộ tịch xét thấy còn thiếu giấy tờ, tài liệu nào hoặc có phần nội dung nào chưa chính xác thì họ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện việc bổ sung, sửa đổi.
Trong trường hợp Công chức tư pháp – hộ tịch xem xét hồ sơ thấy đã đầy đủ và phù hợp, họ sẽ tiếp nhận hồ sơ này và cấp ngay bản sao trích lục đăng ký kết hôn hoặc cấp giấy hẹn để bạn nhận trích lục giấy chứng nhận kết hôn.
Lệ phí xin trích lục kết hôn
Hiện nay, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nói chung và bản sao trích lục giấy chứng nhận kết hôn nói riêng được tuân thủ theo Nghị quyết về phí và lệ phí hành chính của từng tỉnh thành khác nhau.
Khi yêu cầu cấp trích lục giấy chứng nhận kết hôn, bạn cần nộp lệ phí theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh áp dụng ở địa phương mình.
Ngoài ra, để thuận tiện cho công dân trong lĩnh vực hộ tịch, Chính phủ đã và đang số hóa cơ sở dữ liệu về hộ tịch, do đó, bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp trích lục đăng ký kết hôn online qua cổng Dịch vụ công.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bổ sung tên cha vào giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn
- Không đăng ký kết hôn có hưởng thừa kế không?
- Hộ khẩu photo có làm giấy kết hôn được không?
- Chưa đăng ký kết hôn có nhập khẩu được không?
- Không đăng ký kết hôn có được nuôi con không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giấy kết hôn có bản sao không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, xin trích lục khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, thủ tục đăng ký kết hôn, trích lục kết hôn,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay:
Khi hai bên nam nữ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo đủ điều kiện kiện hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ ký hai Giấy chứng nhận kết hôn và trao cho hai bên nam nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Theo đó, mỗi bên nam nữ sẽ được nhận một Giấy chứng nhận kết hôn bản chính và có giá trị pháp lý như nhau trong mọi trường hợp.
Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định điều kiện để nam, nữ được đăng ký kết hôn gồm:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: Kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc có chồng, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người trong phạm vi ba đời…
Thẩm quyền đăng ký kết hôn được nêu tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2015:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp huyện – nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn (căn cứ Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014).