Theo tìm hiểu, một người tên là Bùi Văn T có mâu thuẫn với quân nhân L (19 tuổi). Rạng sáng 24/10, anh L đi xe máy chở bạn đến tổ dân phố Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thì anh T cùng 7 người khác đi ôtô ép xe của L. dừng bên lề đường. Sau đó nhóm 8 người này đã hành hung anh L. Nạn nhân gục giữa đường và được người dân đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, anh L đã không qua khỏi. Cụ thể vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Vậy 8 người hành hung làm cho quân nhân tử vong sẽ bị xử lý như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu và bàn luận qua bài viết sau:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành hung người khác là gì?
Hành hung người khác được hiểu là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi hành hung người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Như vậy, việc hành hung để trả đũa này được coi là một hành vi cố ý gây thương tích.
Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác); hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).
8 người hành hung làm cho quân nhân tử vong có thể bị phạt 14 năm tù
Theo những thông tin báo chí đưa tin và nghiên cứu, tìm hiểu vụ việc; thì nhóm 8 người hành hung quân nhân này dẫn đến tử vong này có thể phải đối mặt với mức án 14 năm tù. Căn cứ theo Điểm a Khoản 4 Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%
trở lên; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.
Cụ thể, ở đây rõ ràng khi 8 người này hành hung dẫn đến nạn nhân là anh L đã không giữ được tính mạng mà tử vong;
8 người hành hung làm cho quân nhân tử vong có thể đối mặt với tử hình
Nhưng chưa dừng lại ở đó, nếu như trong quá trình điều tra phát hiện T cùng nhóm 7 người này; có động cơ, mong muốn cướp đi sinh mạng của nạn nhân. Thì lúc này mức phạt không chỉ dừng ở 14 năm mà còn có thể là 15 năm tù. Thậm chí, nếu có sự cấu kết chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng thực hiện một cách có tổ chức; có tính chất côn đồ; coi thường pháp luật, coi mạng sống nguồi khác như cỏ rác. Thì còn có thể đối mặt với án tù chân thân cung có thể là tử hình theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội giết người.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Qua vụ việc thấy rằng, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ với 8 người hành hung quân nhân; gây ra cái chết này. Đồng thời cũng nhiều bộ phận thường cảm và tiếc nuối; đối với chành trai quân nhân mới chỉ 19 tuổi; tuổi đời còn rất trẻ đã và đang cống hiến cho xã hội, cho đất nước và cho Tổ Quốc.
Vì vậy, một sự việc rùng mình, là lời cảnh tỉnh cho nhiều bạn trẻ hiện nay. Mọi mâu thuẫn đều có thể giải quyết bằng nhiều cách khác nhau; nhưng đừng chọn cách gây thương tích; hoặc cướp đi mạng sống của người khác như việc 8 người đã hành hung quân nhân như thế này; để rồi bản thân lại phải hối hận, người nhà cũng đau thương.
Thế nào là phạm tội có tổ chức?
Theo quy định của Khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; thể hiện quy định của pháp luật về khái niệm phạm tội có tổ chức; hiểu đơn giản là một hình thức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; bởi một nhóm người, có sự liên kết, cấu kết chặt chẽ giữa nhiều người; để thực hiện trót lọt một hành vi phạm tội; mang bản chất của hình thức đồng phạm.
Tuy nhiên, phạm tội có tổ chức là một hành vi đồng phạm mang tính đặc biệt hơn; hình thức đồng phạm thông thường.
Nếu như hình thức đồng phạm thông thường có thể chỉ đơn giản là nhiều người; cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật; thì riêng hành vi phạm tội có tổ chức lại có tính phức tạp, tinh vi hơn; có đặc điểm nổi bật là có sự cấu kết, liên kết chặt chẽ giữa những người thực hiện trong xuyên suốt quá trình gây án.
Sự cấu kết chặt chẽ của đồng phạm thể hiện ở nhiều yếu tố; dấu hiệu cấu thành thể hiện đặc điểm trong dấu hiệu chủ quan và khách quan; phạm tội có tổ chức vừa kết hợp sự liên kết về mặt chủ quan; vừa thể hiện sự phân hóa, phân công nhiệm vụ, vai trò cụ thể của từng người trong nhóm tội phạm.
Tính chất côn đồ được hiểu như thế nào?
Phạm tội “có tính chất côn đồ” có những đặc điểm, dấu hiệu như sau:
Về tính chất mức độ nguy hiểm của yếu tố “côn đồ” được xem xét trong các trường hợp xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, đặc biệt là cố ý gây thương tích và giết người.
Theo đó, tính chất “côn đồ” được thể hiện chủ yếu nhất là trong hành vi người thực hiện tội phạm sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực, cố ý dùng các phương tiện, vũ khí sắc, nhọn, nguy hiểm và có tính sát thương cao như mã tấu, dao phay, kiếm, súng,… tác động mạnh như đâm, chém, bắn,… vào các vùng trọng yếu của cơ thể như đầu, ngực, lưng, bụng,….
Đối tượng thực hiện hành vi “có tính chất côn đồ” thường là những người coi thường pháp luật; thường xuyên phá rối trật tự trị an. Do đó, những đối tượng này thường có trình độ và ý thức pháp luật kém. Một trong những hành vi phổ biến hiện nay là thích gây sự; hành hung người khác, gây rối trật tự công cộng; và nền tảng của “tính chất côn đồ” cũng được hình thành từ những hành vi sai trái nhỏ này.
Nguyên nhân để thực hiện hành vi phạm tội được xác định “có tính chất côn đồ” hay không cũng là yếu tố cần được xem xét. Chỉ cần vì những nguyên nhân nhỏ nhặt, vô cớ hoặc vì những duyên cớ vô lí thì họ đã có thể thực hiện hành vi phạm tội.
Thân nhân người phạm tội. Muốn giải quyết đúng đắn bất cứ vụ án hình sự nào; đều đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiên cứu đầy đủ yếu tố nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là một yếu tố để đánh giá tính chất hành vi; đó là: Tiền án, tiền sự; ý thức chấp hành pháp luật tại địa phương trước khi sự việc xảy ra; sau khi sự việc xảy ra thái độ chấp hành triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; thái độ đối với thương tích của bị hại. Ví dụ: nếu người hành hung quân nhân đã từng phạm tội đó rồi.
Ngoài ra, sự chuẩn bị, trang bị vũ khí, phương tiện thực hiện tội phạm như mã tấu, dao phay, kiếm;… thể hiện ý chí mong muốn tước đoạt sức khỏe, tính mạng của người khác; một cách hung hãn, côn đồ. Động cơ và mục đích thực hiện tội phạm cũng rất vô lí, như là chỉ để dọa nạt; uy hiếp người khác, bắt người khác phải khuất phục mình,…
Video luật sư X giải đáp thắc mắc 8 người hành hung làm cho quân nhân tử vong bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Quân nhân là một thuật ngữ gọi chung cho những người phục vụ trong Lực lượng vũ trang; của một quốc gia nói chung, trong một đơn vị quân đội nói riêng.
Danh xưng này không được áp dụng cho bên Công an, Cảnh sát; hay người phục vụ trong ngành An ninh và Quân Đội.
Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng – an ninh.
Căn cứ thẩm quyền xét xử của TAQS được quy định tại Điều 272; nếu hành hung quân nhân thì cụ thể như sau:
“Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về 8 người hành hung quân nhân dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102