Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Nam (24 tuổi, trú ở xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, Hải Phòng). Để điều tra vụ cướp ngân hàng Vietcombank ở đường Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng. Theo lời khai của nam thanh niên này. Sau khi cướp 3 tỷ đồng của ngân hàng, anh ta dùng 700 triệu để mua một chiếc môtô phân khối lớn tại một showroom ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Vậy số tiền 700 triệu mua xe từ vụ cướp cửa hàng có phải hoàn lại hay không?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thanh niên Hải Phòng dùng số tiền cướp ngân hàng mua xe phân khối lớn hơn 700 triệu
Vụ việc đối tượng cướp ngân hàng ở Hải Phòng sau đó lên Hà Nội mua xe phân khối lớn gây xôn xao dư luận. Theo đó, ngày 9/1. Lãnh đạo phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng cho biết, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ Công an TP Hải Phòng và Công an tỉnh Thái Nguyên. Bắt giữ Nguyễn Văn Nam (trú Cát Hải, TP Hải Phòng), nghi phạm vụ cướp ngân hàng ở quận Cát Hải.
Sau khi cướp 3 tỉ đồng của một một phòng giao dịch thuộc Ngân hàng VietcomBank ở TP.Hải Phòng. Nguyễn Văn Nam đã lên TP. Hà Nội mua một xe phân khối lớn trị giá khoảng 700 triệu đồng. Theo Công an TP.Hải Phòng. Chiều 7.1, Nam mang súng đến phòng giao dịch thuộc Ngân hàng Vietcombank ở Q.Hải An; uy hiếp nhân viên và cướp đi 3 tỉ đồng.
Sau khi cướp được tiền. Nam cướp tiếp xe máy của bảo vệ ngân hàng rồi bỏ chạy về phía đảo Cát Hải (H.Cát Hải, TP.Hải Phòng). Tại khu vực cầu Tân Vũ; Nam bỏ xe máy; bắt taxi về đưa cho bạn gái ở xã Nghĩa Lộ một khoản tiền; thay quần áo rồi tiếp tục bỏ trốn.
Trong quá trình bỏ trốn, Nam lên Hà Nội mua 1 chiếc xe Kawasaki ZX-10R 2021. Đây là mẫu xe máy phân khối lớn có giá khoảng 700 triệu đồng, tại một showroom xe máy. Liệu số tiền 700 triệu thanh niên này mua xe từ vụ cướp cửa hàng có phải hoàn lại hay không?
Vật chứng trong vụ án hình sự được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Vật chứng thu thập được phải được bảo quản. Bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Việc bảo quản vật chứng được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật này.
Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, vật chứng được xử lý như sau:
- Vật chứng là công cụ; phương tiện phạm tội; vật cấm tàng trữ; lưu hành thì bị tịch thu; nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy.
- Vật chứng là tiền bạc; hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
- Vật chứng không có giá trị; hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
Tại Khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định có quyền:
- Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ. Nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu; hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó.
- Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu; hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.
- Vật chứng thuộc loại mau hỏng; hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy.
- Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai. Ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
- Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định.
- Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố, do Viện kiểm sát quyết định.
- Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, do Chánh án Tòa án quyết định.
- Nếu vụ án đã đưa ra xét xử, do Hội đồng xét xử quyết định.
- Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
Giải quyết vấn đề 700 triệu mua xe từ vụ cướp cửa hàng có phải hoàn lại?
Như vậy, trong vụ án nêu trên. Không chỉ chiếc xe mà còn cả số tiền hơn 700 triệu đều là vật chứng trong một vụ án hình sự. Theo đó, đã là vật chứng thì sẽ bị tạm giữ một thời gian để điều tra và làm rõ theo quy định. Như vậy, có thể thấy qua vụ việc này. Cửa hàng sẽ là người thiệt hại một chút; còn được lợi nhất có lẽ là nhãn hàng Kawasaki bởi được PR miễn phí trên các mặt báo.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về 700 triệu mua xe từ vụ cướp cửa hàng có phải hoàn lại? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định rất rõ là vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn vụ án như: nhận hối lộ, đánh bạc… cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành giám định tiền để xác định tiền là thật hay giả. Mà chỉ lập biên thu giữ tang vật trong đó ghi nhận tổng số tiền đã tịch thu.
– Thu thập kịp thời, đầy đủ.
– Lập biên bản mô tả đúng thực trạng, đưa vào hồ sơ.
– Nếu không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án