Câu chuyện những thương hiệu Việt nổi tiếng bị nước ngoài thâu tóm không còn xa lạ gì với chúng ta. Khi này, những thương hiệu bị bán sang nước ngoài ấy được gọi là những thương hiệu đã hết “Việt”. Các bạn có biết đó là những thương hiệu nào không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu top 7 thương hiệu Việt Nam đã hết “Việt” qua bài viết dưới đây:
Nói đến những thương hiệu đã bị bán cho nước ngòai hay những thương hiệu đã hết “Việt” nổi tiếng có thể kể đến các thương hiệu sau:
HIGHLAND COFFEE
Chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam
Công ty Việt Thái Quốc tế của việt kiều David Thái từng gây xôn xao dư luận khi liên tiếp tiến hành những thương vụ mua bán “khủng”.
Đầu tiên là cú sốc mua đi, bán lại để bên khác đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho Phở 24. Rất nhanh sau đó, Việt Thái Quốc tế (VTI) lại bán gần một nửa giá trị cổ phần.
Trong thương vụ này. Người ta nhắc nhiều tới Highlands Coffee vì chuỗi cửa hàng cà phê này mang lại danh tiếng cho ông David Thái.
Highland bán cho Jollibee – Philippines
Jollibee, tập đoàn đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh Việt Nam. Và 60% bộ phận kinh doanh Hong Kong của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu.
Không chỉ có vậy, Jollibee đã đồng ý cho tập đoàn này vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Khoản vay này đã được thanh toán trong năm 2016.
Theo lời đại diện của Jollibee, khoản tiền này sẽ được VTI dùng để đầu tư cho tương lai.
NGUYỄN KIM
Siêu thị điện máy từng là lớn nhất Việt Nam
Nguyễn Kim đã từng là lựa chọn số 1 về mua sắm điện máy của Việt Nam.
Chuỗi siêu thị thành lập năm 1996. Là chuổi siêu thị điện máy đầu tiên của thị trường, và trở thành chuỗi lớn nhất nước vào năm 2001 với 21 cửa hàng.
Tại TP.HCM, trong giai đoạn thịnh vượng của mình. Nguyễn Kim được 99% người đánh giá là chuỗi điện máy số 1 thị trường theo báo cáo của Nielsen.
Duy trì được vị thế gần 20 năm. Nhưng sau đó Nguyễn Kim bị đối thủ mới là Điện máy Xanh (của Thế Giới Di Động) chính thức vượt qua kể từ năm 2016.
Nguyễn Kim đạt doanh thu khoảng trên dưới 10.000, trong khi đối thủ mang về 14.000 tỷ đồng.
Từ đó Điện máy Xanh bứt tốc và trở thành chuỗi bán lẻ số 1, thay ngôi vị của Nguyễn Kim.
Nguyễn Kim bán cho Central Group – Thái Lan
Kể từ giữa năm 2019, chuỗi điện máy lâu đời của TP.HCM chính thức về tay gia tộc tỷ phú giàu thứ hai Thái Lan.
Vào ngày 7/6/2019, một công ty trung gian có liên quan đến Central Retail Corporation (CRC).
Thành viên tập đoàn bán lẻ Central Group của Thái Lan. Đã mua lại toàn bộ 51% cổ phần còn lại của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT. Đơn vị sở hữu, vận hành chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim.
Giá trị thương vụ này theo Central Retail là 2.600 tỷ đồng. Bao gồm 2.250 tỷ đồng tiền mặt và 350 tỷ đồng được hạch toán vào khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.
SABECO
Thương hiệu bia Sài Gòn
Sabeco là doanh nghiệp sản xuất bia lâu đời với hơn 140 năm kinh nghiệm. Sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng của Việt Nam như bia Sài Gòn và bia 333.
Ngoài ra, Sabeco chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bia Việt và là một trong những công ty bia đầu ngành ở ASEAN.
Sabeco bán cho Thaibev – Thái Lan
ThaiBev cũng đánh giá Việt nam là thị trường tiềm năng cho ngành bia, lớn thứ ba trong ASEAN. Chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Như vậy, so với mức giá 320.000 đồng/cp. Tương ứng tổng số tiền bỏ ra là gần 5 tỷ USD chi để thâu tóm 53,59% cổ phần Sabeco. Khoản đầu tư của Thaibev đến nay đã “bay hơi” hơn nửa giá trị.
Được biết, mức giá kỷ lục Thaibev chi mua Sabeco vào cuối năm 2017. Được tính toán dựa trên thu nhập lịch sử, vị thế tài chính, kinh nghiệm quản lý, sự tăng trưởng trong tương lai và tiềm năng của thị trường.
XMEN
Thương hiệu dầu gội nam bán cho Marico – Ấn Độ
Năm 2011, một trong hai thương vụ khủng mà người Ấn đã mua lại doanh nghiệp Việt Nam.
Chính là vụ Marico bỏ ra 60 triệu USD mua lại 85% cổ phần của Công ty CP Sản xuất hàng gia dụng quốc tế (ICP).
Hãng sở hữu thương hiệu dầu gội nam giới X-Men.
Dù đã bán cổ phần chi phối cho Marico. Ông Phan Quốc Công vẫn tiếp tục đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc và giữ 15% cổ phần còn lại.
Kết quả kinh doanh của ICP sau khi về với Marico được cải thiện đáng kể, doanh thu thuần năm 2011 đạt 550 tỷ đồng – tăng 45% so với năm 2010.
Lợi nhuận cũng tăng gần 4 lần từ 12,3 tỷ lên 47,7 tỷ đồng.
Đến ngày 15/5/2015, ông Phan Quốc Công đã chính thức rút lui hoàn toàn khỏi ICP. Sau 15 năm gây dựng với việc từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc.
DIANA
Ra đời từ năm 1997, Diana là thương hiệu băng vệ sinh Việt của Công ty Cổ phần Diana. Do anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú thành lập với tổng số tiền đầu tư ban đầu là 600.000 USD.
Đến năm 2011, từ số tiền 600.000 USD, giá trị Diana vọt lên khoảng 200 triệu USD khi được chào bán.
Được biết đến với câu khẩu hiệu “Là con gái thật tuyệt”.
Thương hiệu Diana đã cạnh tranh không ngừng nghỉ với đối thủ sừng sỏ trong thị trường sản phẩm băng vệ sinh là Kotex (thuộc Công ty Kimberly-Clark, từ Mỹ).
Vào thời điểm đó, Dianna hầu như không ngần ngại đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ để đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh lành mạnh với Kotex ở mọi phân khúc trên thị trường.
Diana bán lại cho UNICHARM (NHẬT)
Vào thời điểm năm 2011, đây là một trong những thương vụ M&A có giá trị lớn nhất đối với một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
Mức giá gần 4.000 tỷ đồng cho một doanh nghiệp có doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ 40 tỷ vào năm 2010 khiến khá nhiều người ngạc nhiên.
Tuy nhiên, ngay trong năm 2011. Diana có có sự tăng trưởng mạnh: đạt 1.700 tỷ doanh thu và và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy tại thời điểm hoàn tất giao, Unicharm đã định giá Diana ở mức 40 lần lợi nhuận của công ty (P/E 40 lần).
Diana tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong các năm sau đó. Chỉ sau 3 năm kể từ khi “đổi chủ”, tình hình tài chính của Diana đã thay đổi rõ rệt.
Kết thúc năm 2014, công ty đạt 3.900 tỷ doanh thu và hơn 800 tỷ lợi nhuận sau thuế.
BIBICA
Bibica bán lại cho LOTTE
Năm 2008 Tập đoàn Lotte (liên doanh Nhật Bản và Hàn Quốc). Vừa thực hiện xong các thỏa thuận trên sàn để mua thêm 5,5% cổ phần của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa – Bibica (BBC).
Cộng với hơn 4,6 triệu cổ phiếu (tương đương 30,15%). Lotte đang trở thành cổ đông lớn nhất của Bibica, với tỷ lệ sở hữu lên đến 35,65%.
Ông Dong Jin Part (Lotte) đang nắm chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của Bibica.
Đầu tháng 9/2017, Công ty cổ phần Thực phẩm PAN – PAN Food. Cho biết đã gom thêm gần 1 triệu cổ phiếu Bibica và nâng sở hữu lên xấp xỉ 51%.
PAN là công ty riêng của ông Nguyễn Duy Hưng – người cũng giữ chức chủ tịch tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI).
BIA HUDA
Huda bán lại cho CARLSBERG
Vào tháng 12/2011. Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định chuyển nhượng lại 50% phần vốn góp trong Công ty TNHH Bia Huế cho đối tác Carlsberg International A/S, thu về 1.875 tỷ đồng.
Đây được xem là thương vụ thành công nhất của tỉnh trong năm 2011.
Trước khi chuyển nhượng, Bia Huế vốn là công ty TNHH 2 thành viên. Phía Việt Nam, đại diện là Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phía nước ngoài là tập đoàn Carlsberg International A/S. Mỗi bên góp 9,854 triệu USD, chiếm 50% vốn đều lệ công ty liên doanh. Thời hạn hoạt động là 30 năm, kể từ ngày 6/4/1994.
Kể từ khi mua lại nhà máy bia Huế vào năm 2011. Carlsberg đã đầu tư mạnh tay để phát triển thương hiệu Huda.
Giúp thương hiệu này từng bước lớn mạnh và tăng thị phần tại khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế), từ 46% lên 54%.
Có thể bạn quan tâm:
- Đăng ký tên thương hiệu nhanh chóng năm 2022
- Cá nhân có được đăng ký thương hiệu cho riêng mình hay không?
- Làm giả bao bì thương hiệu khác thì bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “7 thương hiệu Việt Nam đã hết “Việt”“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó. Được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân; hay một tổ chức. Nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.
Thương hiệu nổi tiếng là cái tên khá nổi bật, từ dấu hiệu, biểu tượng, thiết kế. Hoặc sự kết hợp của những điều đã nói ở trên, nhằm mục đích xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một (hoặc một nhóm) người bán. Để phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các sản phẩm (dịch vụ) của các đối thủ cạnh tranh.
Khách hàng có thể tra cứu sơ bộ qua những kho dữ liệu công khai tại Cục sở hữu trí tuệ và cổng quốc tế Wipo như: http://iplib.noip.gov.vn/
http://ipplatform.vipri.gov.vn/
https://www.wipo.int/portal/en/index.html