Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là đã đến Tết Nguyên Đán Nhâm Dần năm 2022. Chính vì vậy, mặc dù dịch bệnh hoành hành trong suốt năm 2021 vừa qua. Nhưng Tết là thời gian chúng ta được sum vầy bên gia đình. Do đó, còn những ngày tháng cuối cùng của năm; mỗi nhân viên, người lao động luôn cần làm việc với công suất 200%; với mong muốn cuối năm được số tiền thưởng hậu hĩnh. Tuy nhiên, có những lầm tưởng thường gặp về tiền Tết mà nhân viên cần phải biết. Đó là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết 6 lầm tưởng thường gặp về tiền thưởng Tết người lao động cần phải biết:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tiền thưởng là gì?
Theo quy định tại Điều 103, quy định về tiền thưởng như sau:
“Điều 103. Tiền thưởng
1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”
Khác với Bộ luật đang hiện hành, Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực vào 01/01/2021 có sự thay đổi đó là:
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo quy định trên thì tinh thần chung về vấn đề thưởng đó là:
- Thưởng có thể là khoản tiền hoặc tài sản mà sếp dành cho nhân viên;
- Việc thưởng sẽ dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc;
- Quy chế thưởng do sếp quyết định khi tham khảo ý kiến của công đoàn.
Vậy 6 lầm tưởng thường gặp về tiền thưởng Tết người lao động cần phải biết. Đó là những gì?
Tham khảo bài viết: Tiền thưởng quốc khánh 2/9 có bắt buộc hay không?
6 lầm tưởng thường gặp về tiền thưởng Tết người lao động cần phải biết
Công ty không được thưởng bằng hiện vật (gạo, mì tôm, dầu ăn…) thay cho tiền.
Theo khoản 1 điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, công ty được quyền thưởng bằng hiện vật (gạo, mì tôm, dầu ăn…) cho người lao động.
Việc thưởng tết cho nhân viên không phải là bắt buộc
Căn cứ khoản 1 điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng tết không mang tính chất bắt buộc. Việc thưởng tết được người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Do đó, trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ, hay người lao động không hoàn thành công việc được giao (ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty) thì công ty có thể không thưởng Tết.
Quy chế thưởng của công ty phải được công khai với người lao động
Căn cứ khoản 2 điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019,
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Năm nay do Covid-19, doanh nghiệp được quyền không thưởng Tết cho người lao động.
Căn cứ vào điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 và Quy chế thưởng của công ty, trường hợp công ty sản xuất kinh doanh có lợi nhuận, người lao động hoàn thành công việc được giao và thỏa mãn điều kiện để được thưởng tết theo Quy chế thưởng của công ty thì công ty buộc phải thưởng tết cho người lao động theo quy định.
Nếu do dịch bệnh Covid-19 dẫn đến kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty gặp bất lợi, tình hình tài chính khó khăn và theo Quy chế thưởng của công ty trường hợp này không phải thưởng tết, công ty được quyền không thưởng Tết cho người lao động.
Người lao động không phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho tiền thưởng Tết
Tiền thưởng Tết nói riêng, thưởng nói chung tại điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 là khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công.
Căn cứ điểm a khoản 2 điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014 và 2020), thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Do đó, người lao động nhận tiền thưởng Tết phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tiền thưởng quốc khánh 2/9 có bắt buộc không?
Không chỉ ngày quốc khánh 2/9 mà những ngày lễ khác như: Giỗ tổ hùng vương, Trung thu, 30/5, 01/05, tết âm lịch, dương lịch … thì người lao động luôn mong được thưởng một thứ gì đó từ sếp của mình.
Những ý chí này được ghi nhận trong nội quy lao động thống nhất trước đó với tổ chức đại diện người lao động, vì vậy khi làm việc tại bất cứ công ty nào mà muốn được thưởng thì cũng cần quan tâm đến bản nội quy này hoặc hỏi trực tiếp bộ phận chức năng để có quyết định.
Tuy tiền thưởng là không bắt buộc nhưng người lao động chắc chắn sẽ được nghỉ những dịp lễ này, việc nghỉ này sẽ vẫn được hưởng nguyên lương. Theo đó Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:
Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch),…
Khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thì quy định sẽ thay đổi một chút về số ngày nghỉ hưởng lương, theo đó:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết theo Bộ Luật Lao động năm 2019
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch),…
Có thể thấy rằng, năm 2020 là năm cuối cùng mà người lao động được nghỉ quốc khánh 01 ngày; những năm sau quốc khánh sẽ được nghỉ 2 ngày. Điều này dẫn tới việc nhân viên sẽ được gấp đôi tiền thưởng quốc khánh trong dịp này kể từ 01/01/2020.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết 6 lầm tưởng thường gặp về tiền thưởng Tết người lao động cần phải biết. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Tiền thưởng của vợ hoặc chồng từ công việc sẽ được tính là thu nhập hợp pháp của vợ chồng; và sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng khi chia thừa kế sau này.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm: các khoản chế độ và phúc lợi khác; như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;…