Bản quyền nhãn hiệu rất quan trọng nó gây ảnh hưởng đến hình ảnh, danh tiếng của công ty, doanh nghiệp vì vậy mà thủ tục đăng ký và quy trình xin cấp phép cũng rất phức tạp. Dưới đây là 5 sai lầm khi đăng ký nhãn hiệu năm 2022 giúp các bạn tránh khỏi khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức này với tổ chức khác.
Nhãn hiệu được dựa trên những đặc điểm được Luật sở hữu trí tuệ quy định, về hình vẽ, chữ cái, màu sắc và cả là khả năng phân biệt đối với các nhãn hiệu đã có trước đó.
Ngoài nhãn hiệu thông thường, Luật còn quy định 4 loại như sau:
(i) Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó
(ii) Nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
(iii) Nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
(iv) Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
Tại sao cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu
Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Giấy tờ này giúp nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ đối với quyền sử dụng nhãn hiệu đó, nói cách khác, nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ sẽ trở thành “độc quyền”.
Bảo vệ nhãn hiệu của mình khỏi các hành vi xâm phạm
Thị trường kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp ngày càng cao. Với các sản phẩm đã có tiếng và được nhiều người biết đến sẽ không tránh khỏi việc bị làm nhái, bị bắt chước thương hiệu.
Do đó, việc đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, trường hợp không có sự cho phép của cá nhân, doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì các cá nhân, tổ chức khác không được quyền thực hiện các hành vi sau đây:
- Dùng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
- Dùng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
- Dùng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc.
- Dùng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, nếu sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc ấn tượng sai lệch về quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Nâng tầm giá trị và độ nhận diện cho nhãn hiệu
Một trong những lý do quan trọng phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là tăng khả năng phân biệt nhãn hiệu với các đối thủ khác.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Bên cạnh đó, khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố sẽ giúp nhãn hiệu được một bộ phận lớn khách hàng biết đến và có thể nhận diện được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.
Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu đã được bảo hộ
Ngoài ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của mình để trục lợi, các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu bằng cách chuyển giao quyền sử dụng hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp nhãn hiệu được nhận diện tốt hơn trên thị trường, khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của bạn được biết đến rộng rãi.
5 sai lầm khi đăng ký nhãn hiệu năm 2022
Sai lầm khi đặt tên cho nhãn hiệu
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới dạng từ ngữ, chữ cái. Việc đặt tên cho nhãn hiệu là rất quan trọng nhưng lại dễ mắc những sai lầm, cụ thể:
Các trường hợp | Ví dụ |
Nhãn hiệu trùng với tên, bút danh của danh nhân, người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới | Nhãn hiệu có chứa tên các danh nhân, anh hùng dân tộc như: Nguyễn Huệ, Lý Bí, Hai Bà Trưng |
Nhãn hiệu là các ký tự, hình thù đơn giản | BCD,15H |
Nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam và thế giớiLưu ý: Đây là những nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tự động mà không cần phải đăng ký | Đặt tên cho nhãn hiệu là tên các nhãn hiệu nổi tiếng như: Gucci, … |
Nhãn hiệu chỉ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm | Nhãn hiệu có chứa từ ngữ là các khu vực như: VietNam, South Korea… nhưng sản phẩm lại không được xuất xứ từ các khu vực đó |
Nhãn hiệu trùng với tên địa danh | Đặt tên nhãn hiệu trùng với các chỉ dẫn địa lý như: Cam Vinh, Chè Thái Nguyên… |
Nhãn hiệu mô tả tính chất, đặc tính của sản phẩm | Tên nhãn hiệu có chứa các từ ngữ mô tả sản phẩm như: ngon, đẹp, thú vị… |
Không tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn
Tra cứu nhãn hiệu là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ để tránh tình trạng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác.
Hiện nay, có 02 cách tra cứu để giúp tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra chính xác nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không, cụ thể:
- Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu
- Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao
Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Không tiến hành đăng ký hưởng quyền ưu tiên
Quyền ưu tiên khi đăng ký nhãn hiệu được hiểu là quyền của đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự thì đơn đó có quyền ưu tiên để cấp văn bằng bảo hộ.
Căn cứ Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
Người nộp đơn phải là những trường hợp sau:
- Là công dân Việt Nam;
- Là công dân của nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;
- Là công dân nước khác cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước khác.
Lưu ý: Nước khác ở đây là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
- Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
- Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chuẩn bị thiếu tài liệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Thông thường khi mang nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ, chuyên viên nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát tất cả các giấy tờ. Trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc thiếu sót, chuyên viên ngay lập tức sẽ trả lại hồ sơ để yêu cầu người nộp bổ sung.
Để tránh trường hợp bị trả hồ sơ ngay khi nộp và tốn kém thời gian sửa đổi, bổ sung, người nộp đơn nên kiểm tra kỹ nội dung và số lượng tài liệu có trong hồ sơ.
Bên cạnh đó, người nộp đơn cần phải chuẩn bị đủ các khoản chi phí để nộp sau khi đã được chuyên viên chấp nhận hồ sơ.
Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm rất nhiều các khoản phí nhỏ. Vì vậy, người nộp đơn cần tính toán để mang đủ số tiền nộp kèm.
Lưu ý về gia hạn nhãn hiệu
Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần bằng việc nộp một khoản phí quy định, tuy nhiên sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì doanh nghiệp phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đó.
Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực. Do đó, tránh trường hợp hết hạn mà lại có tình huống tranh chấp xảy ra thì bạn nên theo dõi liên tục và gia hạn chứng nhận đúng hạn để hạn chế rủi ro.
Video Luật sư X đề cập về các sai lầm khi đăng ký nhãn hiệu
Mời bạn xem thêm:
- Top 5 tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam năm 2022
- Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm 2022
- Các thông tin cần biết khi mua đất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “5 sai lầm khi đăng ký nhãn hiệu năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu làm hồ sơ xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, chia thừa kế nhà đất, hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính, giải quyết tranh chấp… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để có thể đăng ký Nhãn hiệu, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
Mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai). Trong đó, các mẫu nhãn hiệu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều: Mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ.
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu đăng ký);
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí trong trường hợp nộp phí, lệ phi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ;
Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp Tờ khai thông qua người dại diện.