Chỉ còn đúng 01 tháng nữa, một năm đầy khó khăn vì dịch Covid-19 sẽ qua đi. Đây cũng là thời điểm người dân cần và nên đi làm một số loại giấy tờ quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình. Vậy 3 loại giấy tờ quan trọng cần đi làm ngay trước ngày 31/12/2021 là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Đổi thẻ ATM từ sang ATM gắn chip
Nếu đang sử dụng thẻ ATM dạng từ, người dân nhất thiết phải đi đổi sang loại thẻ gắn chip trước ngày 31/12/2021.
Theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN): Đến ngày 31/12/2021, 100% ATM phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Nếu như không đi đổi thẻ ATM dạng từ sang dạng chip thì kể từ ngày 31/12/2021, loại thẻ này sẽ không còn được rút tiền tại các “cây” ATM, cũng như không còn được chấp nhận bởi các phương tiện thanh toán khác.
Còn những người đã cấp, đổi thẻ ATM kể từ thời điểm 31/3/2021 thì không cần phải đi làm lại, bởi theo quy định tại Thông tư 22, tất cả thẻ ATM của các ngân hàng được cấp kể từ thời điểm này đã là loại gắn chip.
Thủ tục đổi thẻ ATM từ sang thẻ chip
Cách thứ nhất:
Khách hàng mang chứng minh thư/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đến các địa điểm giao dịch của ngân hàng và thẻ từ ATM cũ rồi đề nghị chuyển sang thẻ ATM gắn chip.
Cách thứ hai:
Khách hàng có thể truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, mobile banking trên điện thoại; để thực hiện và nhận thẻ tại các điểm giao dịch ngân hàng. Các ngân hàng có hỗ trợ chuyển đổi thẻ gắn chip trên app hiện tại: Vietcombank, Techcombank, TP Bank…
Cách thứ ba:
Khách có thể đổi thẻ từ sang thẻ chip tại các cây ATM đa năng, cây LiveBank một cách nhanh chóng.
Đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip
Không có quy định nào yêu cầu người dân bắt buộc phải đi làm Căn cước công dân gắn chip trước 31/12/2021, nhưng người dân vẫn nên đi làm thẻ trước thời điểm này. Bởi 31/12/2021 là hạn cuối người dân được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân, theo Thông tư 47/2021/TT-BTC. Là một trong 3 loại giấy tờ quan trọng cần đi làm ngay trước ngày 31/12/2021.
Cụ thể:
– Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ;
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ;
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân; được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.
Kể từ ngày 01/01/2022, mức lệ phí nêu trên tăng gấp đôi.
Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
Các loại giấy tờ cũ như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân vẫn có thể sử dụng đến khi hết thời hạn.
Thủ tục đổi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử được thực hiện như sau:
Bước 1: Công dân đến địa điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại Căn cước công dân
Tại địa điểm tiếp nhận công dân cần xuất trình một số giấy tờ sau:
- Sổ hộ khẩu
- Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân cũ
Bước 2: Cán bộ tiến hành kiểm tra thông tin
Các cán bộ sẽ tiến hành đối chiếu thông tin của công dân từ Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân sư.
Nếu đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận dấu vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.
Bước 3: Cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
Công dân có thể nhận thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử bằng hai cách:
Cách 1: Nhận trực tiếp tại cơ quan cấp thể căn cước công dân gắn chip điện tử
- Chứng minh thư nhân dân 9 số, 12 số hoặc căn cước công dân có mã vạch còn rõ nét ảnh, số và chữ thì trả lại cho công dân kèm theo giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử để công dân sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử.
Lưu ý: Nếu chứng minh thư nhân dân 9 số, 12 số, căn cước công dân bị hỏng , bong tróc, không rõ nét thì thu hồi, hủy và ghi vào hồ sơ. Với chứng minh thư nhân dân 9 số thì sẽ cấp giấy xác nhận số chứng minh thư nhân dân.
- Tới ngày ghi trên giấy hẹn công dân nộp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ sẽ tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước chứng minh thư, thẻ căn cước cũ, ghi vào hồ sơ và trả lại cho công dân.
- Trả thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử cho công dân.
Cách 2: Nhận thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử qua đường bưu điện
- Nếu chứng minh thư nhân dân,căn cước cũ còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước và trả lại cho công dân.
Trường hợp chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước cũ bị hỏng, bong tróc thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cũng sẽ xử lý như ở cách 1.
- Sau đó cơ quan quản lý hồ sơ sẽ trả thẻ qua đường bưu điện cho công dân. Chi phí chuyển phát sẽ do công dân chi trả.
Lưu ý: – Thời hạn cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Về Phí thì trường hợp cấp mới thì sẽ được miễn phí; còn đối với cấp đổi từ chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân cũ sang thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử thì phí là 30.000 nghìn đồng.
Đăng ký xe cho xe đã qua nhiều đời chủ, thiếu giấy tờ
Đây là một trong 3 loại giấy tờ quan trọng cần đi làm ngay trước ngày 31/12/2021. Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu; hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.
Tức là, sau ngày 31/12/2021, xe đã qua nhiều đời chủ; mà không có/thiếu giấy tờ mua bán sẽ không còn được đăng ký, sang tên. Vì vậy, ngày 31/12/2021 là hạn chót mà người dân cần lưu ý để đi làm thủ tục này.
Điều 19 của Thông tư 58 quy định:
– Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để xuất trình
+ Nộp Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01)
+ Nộp chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định
+ Nộp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trong trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).
– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký xe nơi cư trú.
– Thời hạn giải quyết: Sau 30 ngày, nếu không tranh chấp; khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ phải đăng ký; cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe); hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký; biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “3 loại giấy tờ quan trọng cần đi làm ngay trước ngày 31/12/2021”. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Từ 01/12/2021, giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô
Đây là tin vui với bất cứ ai đang chuẩn bị sắm “xế hộp”. Ngày 26/11/2021 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2021/NĐ-CP; trong đó chỉ rõ: Từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc; hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ tích hợp nhiều thông tin của công dân; liên kết với các thông tin khác như: thông tin nhân thân; Bằng lái xe, Bảo hiểm y tế, thuế…Do vậy, khi thực hiện các thủ tục hành chính người dân không cần phải mang theo nhiều lại giấy tờ. Tiết kiệm được thời gian, chị phí công chứng, chứng thực giấy tờ.
a) Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.