Họ tên của một người thường có một ý nghĩa rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chính họ. Việc thay đổi tên hợp pháp trên giấy khai sinh được coi là quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng được phép đổi tên mà chỉ những đối tượng đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà pháp luật đề ra. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, 25 tuổi có đổi tên được không? Quyền thay đổi tên được quy định như thế nào? Thủ tục đổi tên trên giấy khai sinh được thực hiện ra sao? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quyền thay đổi tên được quy định như thế nào?
Mỗi người phải đăng ký khai sinh khi sinh và xác định họ tên, dân tộc, dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng họ tên của mình, nhiều người muốn đổi họ của con cái hoặc của chính mình vì nhiều lý do. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quyền thay đổi tên được quy định như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Về quyền thay đổi tên được quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Như vậy, một trong những quyền nhân thân của con người theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 đó là quyền được thay đổi tên.
Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong các trường hợp được quy định như trên.
25 tuổi có đổi tên được không?
Anh T trước đây trên giấy tờ là con trai nhưng để được sống đúng với giới tính, anh T đã thực hiện phẫu thuật chuyển giới vào năm anh 25 tuổi, nay sau khi chuyển sang giới tính khác, anh T muốn đổi tên để nữ tính hơn. Khi đó, anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, 25 tuổi có đổi tên được không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
Bên cạnh đó. Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch (hướng dẫn Khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014) cũng quy định về phạm vi thay đối hộ tịch như sau:
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Như vậy, vì bạn đã 25 tuổi nên bạn có thể thay đổi tên của mình để tránh nhầm lẫn giới tính, cho dù bố mẹ bạn có đồng ý hay không.
Thủ tục thực hiện việc thay đổi tên sẽ được thực hiện tại UBND cấp huyện nơi bạn đăng ký khai sinh, hồ sơ bao gồm: Tờ khai (theo mẫu), bản chính giấy khai sinh, các giấy tờ liên quan là căn cứ cho việc thay đổi giấy khai sinh.
Đối với các giấy tờ tùy thân khác, bạn cũng phải thay đổi để trùng với tên mới. Sau khi thay đổi tên trong giấy khai sinh, bạn có thể sử dụng giấy khai sinh mới thực hiện để thay đổi tên trong các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, bằng lái xe, giấy tờ xe,… để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mời bạn xem thêm: Mẫu đơn xin giảm tiền phạt vi phạm giao thông
Thủ tục đổi tên trên giấy khai sinh được thực hiện ra sao?
Pháp luật hiện nay cho phép cá nhân có quyền yêu cầu thay đổi họ tên trong giấy khai sinh của mình. Để được đổi tên, cá nhân nộp đơn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin đổi tên theo yêu cầu và thực hiện một số thủ tục nhất định. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục đổi tên trên giấy khai sinh được thực hiện ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền thay đổi họ, tên như sau:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người đượcxác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.”
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đổi tên nếu tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Về thủ tục và các loại giấy tờ cần chuẩn bị:
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP:
– Tờ khai xin thay đổi tên (theo mẫu quy định)
– Bản chính giấy khai sinh của bạn.
– Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó (vd: Giấy khai sinh của người thân bị trùng tên).
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
– Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.
UBND huyện là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thay đổi tên khai sinh của bạn.
Thời hạn giải quyết là 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “25 tuổi có đổi tên được không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Do bạn chưa xác định lại giới tính hoặc chưa chuyển đổi giới tính, cho nên việc bạn muốn đổi tên để phù hợp với giới tính là chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được tên của bạn có gây khó khăn trong giao tiếp mà có cơ sở chứng minh thì bạn có thể yêu cầu Cơ quan tư pháp xã, phường nơi bạn cư trú để được hỗ trợ về việc thay đổi tên.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai;
Theo nội dung bạn trao đổi, bạn đã xác định lại giới tính của mình, đồng thời, cái tên đó ảnh hưởng đến danh dự, quyền lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên khai sinh cho bạn theo quy định tại điểm a, điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp khi bạn nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định mà cơ quan nhà nước/người có thẩm quyền từ chối thì bạn yêu cầu họ trả lời bằng văn bản và khởi kiện hành chính đối với hành vi từ chối công nhận việc đổi tên của bạn tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.