Không phải bất cứ khi nào thấy đèn đỏ thì phải dừng lại trước vạch. Vẫn có một số trường hợp sau đây, dù gặp đèn đỏ nhưng người điều khiển giao thông vẫn được rẽ trái. Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi về 2 trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái theo quy định của pháp luật. Hy vọng sẽ được các đọc giả đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT
Nội dung tư vấn
2 trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái theo quy định của pháp luật
Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Mặc dù khi có tín hiệu đèn đỏ, yêu cầu người tham gia giao thông phải dừng xe trước vạch. Tuy nhiên, khi có hiệu lệnh cho phép đi thẳng của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông phân luồng thì những người này vẫn được đi tiếp. Bởi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu.
Bởi theo khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ và khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT. Ngay cả khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu; hoặc vạch kẻ đường thì người tham gia giao thông vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Như vậy khi có hiệu lệnh đi thẳng của người điều khiển giao thông khi có đèn đỏ thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh đó. Cụ thể, nếu Cảnh sát giao thông ra dấu bằng tay bằng tay, còi, cờ, gậy… cho phép rẽ trái thì người tham gia giao thông có thể yên tâm rẽ trái.
Có biển báo phụ cho phép rẽ trái
Cũng tương tự như biển báo phụ cho phép rẽ phải, biển phụ cho phép rẽ trái cũng có dạng hình chữ nhật, nền xanh, chữ màu trắng. Tuy nhiên nội dung của biển báo phụ này sẽ ghi “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái”. Đôi khi có thể kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ”.
Khi có biển báo này thì dù gặp đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông được quyền rẽ trái để tiếp tục hành trình.
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ theo quy định hiện nay
Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ; mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6).
– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ).
– Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Lỗi vi phạm giao thông phổ biến khác
Không đội mũ bảo hiểm
Đây là lỗi vi phạm giao thông đường bộ mà người tham gia giao thông hay mắc nhất.
Với lỗi không đội mũ bảo hiểm, người đi xe máy, ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Nếu chở người trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm; hoặc đội mà không cài quai theo quy định sẽ bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Xe không biển số, đăng ký xe, bảo hiểm xe
Mức phạt các lỗi vi phạm xe máy không mang theo giấy phép đăng ký là từ 100.000 đến 200.000đ, còn nếu không có đăng ký xe sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000đ.
Điều khiển xe máy không có biển số khi tham gia giao thông bị phạt từ 300.000 đến 400.000đ.
Chủ phương tiện xe máy không có; hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy xe cơ giới khi tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Lỗi chuyển làn không tín hiệu, đi sai làn đường
Trong quá trình tham gia giao thông nếu chuyển làn đường không đúng ở những nơi được phép; hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000đ.
Lỗi chuyển làn đường không bật xi-nhan sẽ phạt tiền từ 100.000 đến 200.000đ.
Người lái xe đi sai làn đường, không đi bên phải theo chiều đi của mình sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Lỗi vi phạm biển báo giao thông
Nếu bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của biển báo giao thông; và vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Trong trường hợp bạn không chấp hành hiệu lệnh cũng như chỉ dẫn của người điều khiển giao thông; hoặc người kiểm soát giao thông như cảnh sát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 1. 000.000 đồng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề 2 trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái theo quy định. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi:
– Đón, trả khách trên đường cao tốc;
– Nhận, trả hàng trên đường cao tốc.
Đối với người điều khiển phương tiện giao thông là xe ô tô khi chuyển làn đường mà không bật xi nhan (tín hiệu xin đường), mức xử phạt cụ thể như sau:
– Phương tiện chuyển làn đường không xi nhan sẽ bị phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng.
– Phương tiện chuyển hướng không xi nhan hướng rẽ; (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);thì phạt tiền từ 800-1 triệu đồng.
Phương tiện chuyển làn đường không xi nhan khi chạy đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng; tước bằng lái từ 1 – 3 tháng.