Câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện đang làm việc cho một công ty trên Hà Nội hiện nay đã được 11 tháng, khi ký hợp đồng lao động thì tôi và công ty đã thỏa thuận là sau 6 tháng làm việc thì tôi sẽ được đóng bảo hiểm, và sau đó thì công ty đã thực hiện đúng thỏa thuận. Tháng trước, tôi bị ốm nên phải nhập viện và nghỉ mất 10 ngày làm việc, khi tôi quay lại công ty làm việc thì được báo là tháng đó tôi không đủ điều kiện để được đóng bảo hiểm xã hội. Luật sư cho tôi hỏi là “1 tháng làm bao nhiêu ngày thì được đóng BHXH” ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ an sinh xã hội đặc biệt quan trọng của nước ta hiện nay, vậy nên các vấn đề thắc mắc về bảo hiểm xã hội là rất nhiều. Sau đây mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “1 tháng làm bao nhiêu ngày thì được đóng BHXH” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là một chế độ đang giúp ích rất lớn cho người lao động mà nhà nước ta đã đưa ra khi mà đây là một sự đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp khó khăn trong cuộc sống gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thu nhập của họ như bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất…. Nguồn tài chính được sử dụng để chi trả cho bảo hiểm xã hội dựa trên quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật.
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay có 2 loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: Thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn phương thức và mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người tham gia được hưởng những quyền lợi sau:
- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật bảo hiểm xã hội.
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ khi đến tuổi về hưu.
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
- Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
Đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội
Việc tham gia bảo hiểm xã hội là quyền hạn và trách nhiệm của người lao động. Khi người dân tham gia bảo hiểm xã hội thì không chỉ đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe, quyền lợi cho người lao động mà thông qua đó chế độ của bảo hiểm xã hội còn tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước khi mà đây là một trong những chế độ an sinh xã hội quan trọng của nước ta. Việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động phải được thực hiện đúng và đầy đủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Như quy định trên thì đối tượng thuộc quy định thuộc đối tượng của bảo hiểm xã hội. Do đó, khi thuộc các trường hợp này bắt buộc người lao động phải tham gia đóng BHXH bắt buộc.
1 Tháng làm bao nhiêu ngày thì được đóng bảo hiểm xã hội?
Một trong những điều kiện để hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội đó là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, căn cứ theo mức đòng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì các chế độ mà người lao động được hưởng sẽ khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội thì trong nhiều trường hợp, nếu làm việc không đủ ngày công trong tháng sẽ không được đóng BHXH và sẽ hạn chế nhiều quyền lợi của mình.
Hiện nay, theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo Hiểm xã hội năm 2014 có nội dung quy định: ” Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”
Tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT cho người lao động.“.
Như vậy, với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó, cụ thể, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội.
Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, người lao động có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Sẽ có các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
+ Người lao động không thuộc trường hợp nghỉ từ 14 ngày làm việc không hưởng lương trở lên, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, trong nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận về làm việc không trọn thời gian, số ngày làm việc trong tháng chỉ dưới 14 ngày. Theo đó, người lao động làm dưới 14 ngày theo đúng hợp đồng, không nghỉ ngày làm việc nào. Do đó theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đóng bảo hiểm.
Hoặc, các trường hợp khác, số ngày làm việc theo hợp đồng lao động là trên 14 ngày. Việc người lao động nghỉ và không hưởng lương 1 số ngày trong tháng dưới 14 ngày làm việc cũng không loại trừ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của các bên.
– Trường hợp 2: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT; nhưng người lao động sẽ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Trường hợp 3: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động:
+ Không phải đóng BHXH; nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
+ Không phải đóng BHYT, mà cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng BHYT cho người lao động.
– Trường hợp 4: Người lao động nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội; thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “1 tháng làm bao nhiêu ngày thì được đóng BHXH” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ chi phí hợp thửa đấti…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Trường hợp người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Đồng thời, thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, người lao động nghỉ làm việc từ 14 ngày trở lên sẽ không phải đóng BHXH bao gồm các trường hợp sau:
– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Lưu ý: Trường hợp, người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì NLĐ và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
Như quy định nêu trên, để không đóng BHXH người lao động cần có số ngày nghỉ trong tháng từ 14 ngày và phải không thuộc các trường hợp theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”
– Hiện nay, từ 01 tháng 01 năm 2021 khi Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực không còn ghi nhận hợp đồng mùa vụ, hợp đồng theo một công việc nhất định mà chỉ ghi nhận hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng có xác định thời hạn.
– Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động không có nội dung quy định hợp đồng có thời hạn là tối thiểu bao lâu nên hợp đồng giao kết có thể có thời hạn là 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng… tùy theo người sử dụng lao động và người lao động.
Chính vì thế, căn cứ vào các quy định nêu trên, khi phát sinh hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người lao động làm việc 01 tháng tại đơn vị nếu có giao kết hợp đồng lao động sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội.