09 loại vắc xin COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam là những loại nào? Nguồn gốc xuất xứ của mỗi loại vaccine này ra sao? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết về 09 loại vắc xin COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam dưới đây.
Thưa Luật sư X, tôi và gia đình đang thắc mắc hiện tại Việt Nam có bao nhiêu loại vắc xin được lưu hành và sử dụng. Vì bản thân tôi cũng rất lo khi tiêm vắc xin mà không được đảm bảo. Xin cảm ơn luật sư.
1. Vắc xin AstraZeneca
Đây là loại vắc xin đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam theo Quyết định 983/QĐ-BYT ngày 01/02/2021.
Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam là cơ sở đề nghị phê duyệt vắc xin và có 03 cơ sở sản xuất loại vắc xin này là:
- Catalent Anagni S.R.L – Ý.
- CP Pharmaceuticals Limited – Anh.
- IDT Biologika GmbH – Đức.
2. Vắc xin Sputnik V
Gam-COVID-Vac hay còn có tên gọi khác SPUTNIK V là loại vắc xin thứ hai được phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam theo Quyết định 1654/QĐ-BYT ngày 23/3/2021.
Theo đó, Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) là cơ sở đề nghị phê duyệt vắc xin và các cơ sở sản xuất vắc xin này.
Cơ sở sản xuất loại vắc xin Gam-COVID-Vac là JSC Generium – Liên Bang Nga . Thêm vào đó, Quyết định 2422/QĐ-BYT ngày 15/05/2021 đã bổ sung thêm 4 cơ sở khác sản xuất loại vắc xin này là JSC Binnopharm, CJSC Lekko, OJSC Pharmstandart- UfaVITA, JSC R-Pharm. Tất cả đều thuộc Liên Bang Nga sản xuất.
3. Vắc xin VeroCell
Loại vắc xin thứ ba được được phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu phòng, chống COVID-19 là COVID-19 Vaccine (Vero Cell), Inactivated theo Quyết định 2763/QĐ-BYT ngày 03/06/2021.
Đây là loại vắc xin do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị phê duyệt và được sản xuất tại Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. – Trung Quốc.
Đây là 1 trong 09 loại vắc xin COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam mà có nguồn gốc từ Trung Quốc.
4. Vắc xin Pfizer
Theo Quyết định 2908/QĐ-BYT ngày 12/06/2021, vắc xin Comirnaty hay có tên gọi khác là Pfizer đã được phê duyệt theo đề nghị của Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam).
Các cơ sở sản xuất loại vắc xin này bao gồm:
- Pfizer Manufacturing Belgium NV – Bỉ.
- BioNTech Manufacturing GmbH – Đức.
- Pharmacia and Upjohn Company LLC và Hospira Incorporated – Hoa Kỳ (bổ sung tại Quyết định 4035/QĐ-BYT ngày 21/08/2021)
5. Vắc xin Moderna
Vắc xin Moderna hay còn có tên khác là Spikevax được phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam theo Quyết định 3122/QĐ-BYT ngày 29/6/2021.
Theo đó, cơ sở đề nghị phê duyệt vắc xin là Chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam và loại vắc xin này được sản xuất tại 2 cơ sở là:
- Rovi Pharma Industrial Services, S.A – Tây Ban Nha.
- Recipharm Monts – Pháp.
6. Vắc xin Janssen
Loại vắc xin thứ 6 được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam chính là Covid-19 Vaccine Janssen theo Quyết định 3448/QĐ-BYT ngày 15/7/2021.
Theo Quyết định, có 2 cơ sở sản xuất loại vắc xin này là:
- Janssen Pharmaceutica NV – Bỉ.
- Janssen Biologics B.V – Hà Lan.
Vắc xin Janssen được đề nghị phê duyệt bởi Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam).
7. Vắc xin Hayat-Vax
Ngày 10/9/2021, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin phòng COVID-19 có tên Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Đây là vắc xin phòng COVID-19 thứ 7 được Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp.
Cơ sở sản xuất bán thành phẩm: Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. Trung Quốc.
Cơ sở đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng là Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Cơ sở đề nghị phê duyệt vắc xin này là Công ty cổ phần Y dược phẩm Vimedimex.
Trong quyết định này, Bộ Y tế đã đưa các điều kiện được phê duyệt vắc xin Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế giao Cục Quản lý dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu vắc xin Hayat-Vax theo quy định tại Điều 67 Nghị định 54/2017/NĐ-CP khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu.
8. Vắc xin Abdala
Ngày 17/9/2021, Bộ Y tế đã có Quyết định 4471/QĐ-BYT ngày 17/9/2021 về việc phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Vaccine Abdala được phê duyệt theo quy định tại Điều 67 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Theo văn bản, vaccine này sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA – Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) – Cuba.
Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) là nơi đề nghị phê duyệt vaccine này.
9. Vắc xin Covaxin
Ngày 10/11, Bộ Y tế có Quyết định 5225/QĐ-BYT về việc phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch đối với vắc xin phòng Covid-19 Covaxin
Đây là vắc xin được sản xuất ở Ấn Độ và là vắc xin thứ 9 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại nước ta. Theo đó, vắc xin Covaxin được sản xuất bởi Công ty Bharat Biotech International Limited (Ấn Độ).
Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã ban hành sử dụng khẩn cấp (EUL) đối với vắc xin Covaxin.
Công ty cổ phần Y tế Đức Minh – đơn vị nhập khẩu vắc xin chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác và tính pháp lý của hồ sơ đã nộp.
Xem thêm:
- Bộ Y tế hướng dẫn với người đã tiêm 2 mũi vắc xin như thế nào?
- Các trường hợp ưu tiên tiêm bổ sung, nhắc lại vắc xin Covid-19
- Chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết 09 loại vắc xin COVID-19 được phê duyệt tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay Việt Nam chưa bắt đầu kế hoạch tiêm chủng với trẻ em; bởi hiện nguồn vaccine của Việt Nam chưa cho phép. Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện cũng chưa thực sự chắc chắc đảm bảo để có thể tiêm cho trẻ em. Vậy nên hiện tại, Việt Nam chưa bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em.
Ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản; (tiêm 01 hoặc 02 hoặc 03 mũi tùy theo loại vắc xin) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa; và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch; hoặc đã điều trị trong vòng 06 tháng…
Theo điều 27 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; quy định về nguyên tắc sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế như sau:
– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Luật Dược.
– Vaccine, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.
– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích; đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.
– Vaccine, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện.